Mổ bụng Xiaomi Redmi Note 2: Tầm giá rẻ mà chẳng hề cắt giảm!

    PAV,  

    Toàn bộ nội thất bên trong Redmi note 2 hoàn toàn đầy đủ với các quy định về thiết kế mạch, đảm bảo mạch không bị mất ổn định dù hoạt động tần suất cao.

    Xiaomi Redmi Note 2 vừa về tới Việt Nam đã nhanh chóng tạo nên một cơn sốt về điện thoại phân khúc giá rẻ với cấu hình tầm trung và những tính năng mà tầm cao cấp của các hãng khác mới có được.

    Xiaomi Redmi Note 2 đang được bám trên thị trường với rất nhiều mức giá khác nhau dao động từ 3,2 cho tới 3,7 triệu đồng tùy từng cửa hàng. Vậy mức giá quá rẻ với một cấu hình không tệ như vậy thì liệu nội thất bên trong có bị Xiaomi "ăn bớt" gì hay không? hãy cùng chúng tôi mổ xẻ 1 chiếc Xiaomi Redmi Note 2 đang được bán tại Việt Nam.

    Để mổ là xem toàn bộ nội thất bên trong, chúng ta chỉ việc tháo một dãy ốc chạy vòng quanh thân máy, chú ý rằng trong dãy ốc này có 2 ốc được dán tem Xiaomi, đây chính là 2 con ốc đóng vai trò niêm phong.

    Khi đã tháo hết hàng vít, chúng ta chỉ cần dùng móng tay, lách theo những đường rãnh viền quanh máy để tách phần lưng giữ main ra.

    Tách xong lớp vỏ này, toàn bộ nội thất của Redmi Note 2 đã hiện ra trước mắt. Phần Board mạch phía trên là Main máy cùng các module liên quan như camera, trước và sau, động cơ rung, các soket kết nối màn hình và nguồn v.v...

    Bo mạch chủ cùng các module liên quan.

    Phần phía dưới là mạch sạc cùng với chiếc loa ngoài của máy. 2 bộ phận này đặt tách biệt so với main và được dẫn lên trên thông qua dây dẫn mỏng giấu sau Pin.

    Module loa ngoài cùng mạch sạc (góc phải) được kết nối lên trên qua dây dẫn dẹt gồm rất nhiều đường dẫn được dấu bên dưới khay để pin.

    Để tháo được main ra khỏi máy, chúng ta gỡ từng module và dùng nhíp hoặc móng tay tháo hết các dây cáp kết nối.

    Tháo cáp nối xuống bo mạch sạc.

    Nhấc được bo mạch chủ ra khỏi vỏ.

    Đây là module camera của Redmi note 2.
    Đây là module camera của Redmi note 2.

    Cuối cùng chúng ta thu được bo mạch chính của Redmi Note 2, hãy bóc toàn bộ nắp đậy của các lồng chống nhiễu để biết được thiết kế mạch mà Xiaomi sử dụng.

    Toàn bộ mặt trước được che đậy rất kỹ càng.

    bóc hộp chống nhiễu.

    toàn mạch sau khi mở hộp chống nhiễu.

    Xiaomi Redmi Note 2 sau khi bị phẫu thuật.

    Dưới đây là clip quá trình mở máy:

     

     

    Phân tích bo mạch

    Ở mặt trước, chúng ta có thể thấy các chip được khoanh màu như hình:

    Toàn cảnh mặt trước main của Redmi Note 2.

    Màu xanh: Chip Hynix H9CKNNNBPTMR: Bộ nhớ RAM 2GB. Bên dưới nó là chip vi xử lý Mediatek Helio X10

    Màu đỏ:MediaTek MT6331PMediaTek MT6332P: Chip quản lý nguồn.

    Màu da cam:MTK6169V: Chip RF.

    Màu xanh da trời:Skyword 77916: Chip Công suất sóng cao tần số 1.

    Và mặt sau.

    Màu vàng: Skyword 77643: Chip Công suất sóng cao tần số 2.

    Nhìn tổng quan mặt này, các chip được phân khu rất rõ ràng: Khu vực chip RF, khu vực chip xử lý và khu vực nguồn. 2 chip nguồn được bố trí cạnh chip vi xử lý với mục đích rút ngắn khoảng cách đi dây tối đa có thể. Điều đó giúp cung cấp nguồn điện có điện áp ổn định, ít nhiễu nhất cho vi xử lý hoạt động với xung nhịp cao nhất có thể.

    2 chip quản lý nguồn của Mediatek bên cạnh bộ nhớ RAM và CPU Helio X10.

    Các khu vực khác nhau được bao bọc bởi những lồng kim loại khá dày và chắc chắn. Lồng kim loại này được hàn cố định vào bo mạch và được nối vào đường mát (Điện áp = 0) của bo mạch chủ. Mục đích của các lồng kim loại này là triệt tiêu các nhiễu sóng điện từ giữa các khu vực với nhau. Chip vi xử lý không bị nhiễu sóng điện từ phát ra từ khu RF đồng thời các bộ phận trên bo mạch cũng không bị nhiễu bởi môi trường bên ngoài

    Khu vực quản lý sóng được đặt trong 1 hộp chống nhiễu riêng biệt để tránh sóng điện từ từ bên ngoài ảnh hưởng tới sóng điện thoại và cũng để tránh nhiễu điện từ chạy từ các khu vực khác sang.

    Chip công suất sóng số 2 đặt áp lưng với chip số 1, tối giản khoảng cách.

    Nếu so chiếu Chip công suất sóng này thì vị trí tương đương với vị trí của công suất sóng cao tần số 1 và nằm đối diện trên 2 mặt của bo mạch. Điều này là rất hợp lý khi chip điều khiển sẽ đưa tín hiệu đến 2 chip công suất với khoảng cách gần nhất. Tín hiệu không bị ảnh hưởng nhiễu do khoảng cách.

    Xiaomi redmi note 2 có 2 module cơ bản, bo mạch chủ và bo sạc. Bo sạc nằm cùng với bo mạch chứa loa ngoài được nối với bo mạch chủ bằng cáp kết nối có rất nhiều chân. Điều đặc biệt nguồn điện sạc cũng đi qua cáp này. Xiaomi chắc hẳn đã tính toán rất kỹ trong thiết kế, nhưng với thiết kế cáp kết nối này, về lâu dài, khi dòng điện sạc lên cao, các tiếp điểm rất dễ bị oxi hóa dẫn đến tiếp xúc kém. Một ngày đẹp trời bạn thấy thời gian sạc pin tự nhiên rất lâu, nhiều khả năng điểm kết nối của sợi cáp này đã có vấn đề.

    Cái này cũng không phải lo lắng quá bởi các bạn chỉ việc tháo máy vệ sinh sạch sẽ phần socket kết nối và đầu dây dẫn là mọi thứ lại trở lại bình thường.

    Kết luận

    Như vậy là chúng ta đều thấy được, bo mạch chủ và các linh kiện bên trong Redmi Note 2 hoàn toàn không bị cắt giảm kể cả là ở lồng bảo vệ, chính vì vậy chất lượng truyền dẫn và xử lý thông tin trên chiếc điện thoại này sẽ không có vấn đề gì kể cả khi các bạn hoạt động liên tục ở nhiệt độ cao.

    Điểm yếu duy nhất có thể tìm thấy hiện tại đó là việc nối phần mạch sạc lên bo mạch chủ có rất nhiều chân mảnh và dễ bị bụi bẩn khiến cho việc sạc điện thoại trong khoảng 1 năm sau hơi chập chờn nhưng nó lại hoàn toàn có thể xử lý đơn giản bằng cách xịt bụi và vệ sinh chân cắm.

    Điều này có nghĩa là trong thời điểm này, ở mức giá khoảng 3,5 triệu đồng chúng ta vẫn chưa có đối thủ nào có thể xếp ngang cân với Xiaomi Redmi Note 2.

    Xin chân thành cảm ơn cửa hàng Mobile City - 120 Thái Hà đã hỗ trợ sản phẩm để chúng tôi thực hiện bài viết này.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày