Mở cửa lối đi bộ bằng kính trên núi cao 1.500 mét, đem lại cảm giác thót tim khi đi qua
Ở độ cao gần 1.500 mét, lối đi bộ ở núi Thiên Môn trở thành điểm du lịch có một không hai trên thế giới, thách thức cả những phượt thủ can đảm nhất.
Với những người sợ độ cao, đoạn đường này sẽ khiến họ “hồn xiêu phách lạc”. Trên thực tế, đây là lối đi bộ men theo sườn của một ngọn núi cao 1.403 mét so với mặt nước biển. Cảm giác rùng rợn bao trùm du khách bởi toàn bộ lối đi được làm hoàn toàn bằng kính trong suốt.
Công trình tuyệt mỹ này tọa lạc ở dãy Thiên Môn Sơn thuộc Công viên Rừng Quốc gia Thiên Môn, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Đoạn đường dài 100 mét và rộng 1,6 mét cho phép du khách đi bộ thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.
Một bên cầu gắn vào vách đá, trong khi phần kia lơ lửng trông rất đáng sợ. Hiện tại, chưa có cuộc thử nghiệm trực tiếp nào về độ bền của mặt kính, ví dụ như dùng búa hay các vật cứng đập vào.
Nó được gọi bằng cái tên đầy ẩn ý: “Long tọa sơn” với thế rồng cuộn mình vào vách núi tuyệt đẹp. Do địa thế hiểm trở và thiết kế đặc biệt nên nơi đây không dành cho những người yếu tim. Nhưng nếu vượt qua nỗi sợ hãi, du khách chắc chắn sẽ có trải nghiệm thú vị nhất đời mình. Cảm giác như đang bước đi trên trên mây.
Đây là lối đi bằng kính thứ 3 trên Thiên Môn Sơn, trước đó người dân đã có dịp thử sức với cầu treo bằng kính dài 430 mét, cao 180 mét so với mặt đất. Rất nhiều du khách đã đến đây thử cảm giác mạnh và đặc biệt để chụp ảnh tự sướng.
Tính tới thời điểm hiện tại, “Long tọa sơn” trở thành lối đi bộ bằng kính cao nhất thế giới. Công trình không chỉ mang tới cho những người mạo hiểm thử thách giới hạn nỗi sợ hãi của bản thân mà còn đưa du khách đến chốn “bồng lai tiên cảnh”.
Tất cả đều tạo từ các tấm kính trong suốt mang lại cảm giác vô cùng khó tả.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao 'chưng cất' đang trở thành từ đáng sợ nhất với các công ty AI tiên phong?
Dù chưng cất là một kỹ thuật đã được ứng dụng rộng rãi, nhưng việc DeepSeek tận dụng phương pháp này để phát triển mô hình AI của họ đã gây tranh cãi
Vì sao rắn độc không bao giờ bị trúng nọc độc của chính nó?