Mô hình Tôn Ngộ Không - 4 hạn chế cốt tử CEO Viettel cần thay đổi

    PV,  

    Mô hình Tôn Ngộ Không rất tốt nhưng với nhiều điểm yếu, CEO Vietel sẽ phải suy nghĩ làm thế nào "thay máu" hiệu quả 5% não bộ, nâng cấp vi xử lý trung tâm.

    Tân Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng.

    Tân Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng.

    Thông thuờng, khi một doanh nghiệp ngày càng lớn thì tốc độ kinh doanh sẽ chậm đi, tuy nhiên, có một nghịch lý đối với Viettel. Tốc độ phát triển càng lớn thì tốc độ làm việc của Viettel ngày càng tăng nhanh hơn nữa. Bí mật của sự thành công đó phần nào được bật mí qua triết lý tìm kiếm và sử dụng người tài theo phương pháp tạm gọi là Tôn Ngộ Không.

    Tuy nhiên, một bộ máy cồng kềnh sẽ ẩn chứa nhiều lỗ hổng. Bài viết của ông Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Viện Quản lý Việt Nam dưới đây sẽ phân tích sâu hơn những điểm hạn chế trong bộ máy vận hành của “gã khổng lồ” Viettel.

    "Viettel là doanh nghiệp rất lớn về qui mô nhân lực, thị trường hoạt động và chiều sâu của các hoạt động doanh nghiệp khác nhau. Một tổ chức lớn như vậy sẽ đòi hỏi sự quyết liệt trong hành động để đảm bảo hiệu năng trong vận hành. Chúng ta hình dung một con voi khổng lồ khi di chuyển sẽ rất khó khăn hơn một con khỉ nhỏ nhanh nhẹn. Triết lý quản lý Tôn Ngộ Không nhằm mục đích biến con voi chậm chạp thành con khỉ nhanh nhẹn thông qua việc ra quyết định tập trung và kiên quyết.

    Hệ thống người tài trong Viettel sẽ ra các quyết định và toàn bộ 95 % con voi sẽ tuân thủ và thực hiện triệt để những gì phần não bộ ra quyết định. Điều này cũng hoàn toàn tương hợp với vòng tròn quản lý ra kế hoạch, tổ chức, thực thi và kiểm soát. Phần não bộ 5 % sẽ ra kế hoạch và tổ chức cho 95 % thực thi và thực hiện kiểm soát. Phần não bộ 5 % cũng gián tiếp can thiệp vào phần kiểm soát thông qua vạch ra hệ thống, công cụ, phương pháp và qui trình kiểm soát.

    Chúng ta có thể hình dung 5 % não bộ quyết định hình dáng con khỉ Tôn Ngộ Không như thế nào, hoạt động ở đâu, với mục tiêu gì và vận hành như thế nào. Với triết lý 5 % suy nghĩ, phương pháp quản lý của Viettel sẽ rất nhấn mạnh sự kỷ luật, phục tùng và tinh thần làm việc chăm chỉ tận tụy của nhân viên cấp

    Mô hình đó đã đảm bảo sự thành công của Viettel trong những năm qua với con số tăng trưởng vượt bậc về doanh thu cũng như lợi nhuận. Tuy nhiên trong thành công cũng có những hạn chế nhất định mà Viettel cần nhận thức và vượt qua trong thời gian tới.

    Điểm hạn chế thứ nhất mang tính hệ thống đó là nếu bộ não bị xơ cứng thì điều gì sẽ xảy ra? Chắc chắn con khỉ Tôn Ngộ Không sẽ bị choáng ngay lập tức do toàn bộ 95 % hệ thống không thể quyết định tốt như 5 % bộ não.

    Điểm hạn chế thứ hai, khi môi trường kinh doanh thay đổi quá nhanh và 5 % bộ não không nhận thức kịp để điều chỉnh kịp thời do họ quá xa thị trường và quá bận rộn trong việc xử lý công việc cho 100 % hệ thống. Sự chậm chân trong thị trường OTT là một ví dụ điển hình khi Viettel không phản ứng kịp với thay đổi của môi trường kinh doanh bên ngoài.

    Sự chậm chân trong thị trường OTT là một ví dụ điển hình khi Vietel không phản ứng kịp với thay đổi của môi trường kinh doanh bên ngoài.

    Sự chậm chân trong thị trường OTT là một ví dụ điển hình khi Viettel không phản ứng kịp với thay đổi của môi trường kinh doanh bên ngoài.

    Thêm vào đó là con người dù có giỏi tới đâu đi nữa cũng sẽ tiến tới giới hạn của suy nghĩ và hành động. Hay nói cách khác họ sẽ trở thành những bản sao của chính tư duy và suy nghĩ của họ. Điều này có thể thấy rất rõ khi Viettel mở rộng thị trường vào những quốc gia có hoàn cảnh kinh tế tương tự Việt Nam. Một phần là do sự chọn lựa nhưng nó cũng phải ánh sự xơ cứng bản sao của hình ảnh hoàn hảo chính mình.

    Cuối cùng đó là công suất tới hạn của 5 %. Vì áp lực kinh doanh ngày càng lớn trong khi đó năng lực suy nghĩ và làm việc của nhóm 5 % thì rõ ràng sẽ suy giảm theo thời gian.

    Bài toán Viettel gặp phải là vấn đề rất quan trọng đối với các công ty hay tổ chức lớn tại Việt Nam đó là xác lập tính hiệu quả của tổ chức và thiết kế tổ chức – Organization effectiveness and design. Nói một cách nôm na, tổ chức càng lớn chúng ta càng phải quan tâm tới kiến trúc cả công ty và những triết lý quản trị vận hành kiến trúc đó.

    Mô hình Tôn Ngộ Không rất tốt nhưng như các điểm yếu trình bày ở trên, CEO Viettel sẽ phải suy nghĩ làm thế nào thay máu hiệu quả 5 % não bộ hay nói cách khác nâng cấp vi xử lý trung tâm.

    Để nâng cấp vi xử lý trung tâm Viettel cần phải xây dựng các mô hình “Tôn Ngộ Không trong Tôn Ngộ Không” tức là chia nhỏ Viettel thành các SBU- Strategic Business Unit- các đơn vị kinh doanh chiến lược. Trong mỗi SBU sẽ có 5 người quyết định hoạt động của SBU sau khi làm việc và chia sẻ với 5 % cao nhất tại Viettel. Cách này sẽ cho phép ít nhất 25 - 30 tiểu Tôn Ngộ Không có cơ hội làm việc và phát triển thanh thế 5 % não bộ trên cao nhất. Làm việc với tiểu tôn ngộ không sẽ giúp 5 % não bộ cao nhất tiếp cận nhanh với các biến động trên thị trường.

    Bên cạnh đó, Viettel nên có hệ thống phát triển tài năng toàn bộ tích hợp – Total Integrated Talent Management để phát hiện, bồi dưỡng phát triển các nhân viên cấp dưới tiềm năng vào 5 % tiểu Tôn Ngộ Không.

    Triết lý Tôn Ngộ Không dù có hiệu quả tới đâu đi nữa nó cũng chỉ phù hợp với các mô hình vận hành và không thích hợp với mô hình sáng tạo và thay đổi. Đây chính là mối nguy lớn nhất và nguy hiểm nhất của các công ty công nghệ thông tin – ICT. Viettel nên tách riêng một công ty hoạt động theo mô hình sáng tạo và đổi mới cho phép các nhân viên tương tác ngang hàng với nhau và với môi trường.

    Một cách hình dung mô hình Tôn Ngộ Không là 5 % ở trên đỉnh sẽ chuyển sang mô hình phẳng 5 % tại tâm vòng tròn. Các nhân viên sẽ tương tác ngang hàng với 5 % tại tâm và với nhau. Tương tác, ngang hàng và mở là những yếu tố kiên quyết duy trì sáng tạo và đổi mới. Công ty mới này sẽ phụ trách phát triển những mảng kinh doanh mới của Viettel.

    Một lưu ý quan trọng đó là Viettel nên tập trung khai thác các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền tảng cơ sở hạ tầng mạng và viễn thông của mình. Với vai trò Viettel có thể sẽ triển khai rất dễ dàng những mô hình kinh doanh mới như thương mại điện tử, Apps store, nhạc trực tuyến cạnh tranh trực tiếp với đối thủ trong nước. Mảng dịch vụ giá trị gia tăng này sẽ rất thuận lợi cho phát triển kinh doanh quốc tế".

    Theo Vũ Tuấn Anh
    Soha.vn

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày