Mở hộp, trên tay DJI Osmo Pocket: Lựa chọn mới cho Vlogger và Phượt thủ
DJI tiếp tục tiến đánh vào thị trường Vlogger và camera hành động bằng sản phẩm mới nhất: Osmo Pocket
Trong kỷ nguyên công nghệ, khi mà mỗi người đều được trang bị 1 chiếc camera trên smartphone, những đoạn phim rung lắc từ những tay máy "bán nghiệp dư" lại càng phổ biến. Và cái giá phải bỏ ra cho những đoạn phim mượt mà, chất lượng cao từng khá là đắt đỏ: Bạn phải mua hẳn 1 chiếc gimbal cồng kềnh, nặng nề và có giá cả chục triệu. Ngay cả các gimbal cỡ nhỏ chuyên dùng cho smartphone cũng vẫn rất vướng víu và không tiện khi sử dụng trong lúc chạy nhảy, chơi thể thao.
Với sự ra mắt của Hero7 cùng công nghệ chống rung điện tử Hypersmooth, GoPro hi vọng có thể đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên của những đoạn video "rung bần bật" cam nhan nhản trên Youtube, Facebook.
Không để GoPro "một mình một ngựa", DJI gấp rút tung ra sản phẩm Osmo Pocket với cách tiếp cận khác hẳn: Chống rung bằng gimbal cơ học. Với kích thước cực nhỏ, cùng bộ phụ kiện action cam đi kèm, người dùng có thể dễ dàng gắn Osmo Pocket trên mũ bảo hiểm, ván trượt, tay lái để hoạt động tương đương như 1 chiếc action cam chính hiệu. Bên cạnh đó, khả năng chống rung xuất sắc của gimbal cơ học và các tính năng bám mục tiêu thông minh cũng giúp Osmo Pocket có những lợi thế riêng khi so sánh với đối thủ truyền kiếp GoPro Hero7.
Liệu với mức giá hơn 8 triệu đồng đang bán ở Việt Nam, Osmo Pocket có thể chinh phục được các phượt thủ và Vlogger, 2 đối tượng chính đang có nhu cầu tạo ra những thước phim mượt mà, chuyên nghiệp trong khi không phải bỏ ra quá nhiều tiền và mang vác những thiết bị nặng nề?
Hộp sản phẩm được đóng gói gọn ghẽ, đẹp mắt.
Kích thước Osmo Pocket rất nhỏ, nằm gọn trong lòng bàn tay người dùng với trọng lượng chỉ hơn 1 lạng nhưng được tích hợp gimbal 3 trục và camera với cảm biến 1/2.3" cùng góc nhìn 80 độ.
Đúng như cái tên, khi nhét trong bao đựng đi kèm, Osmo Pocket dễ dàng có thể nhét vừa túi quần jeans để theo người dùng đi đến "cùng trời cuối đất"
Osmo Pocket đi kèm 2 adapter để kết nối với smartphone dùng cổng lightlight và USB type C Các smartphone không dùng 2 kết nối này sẽ không sử dụng được Osmo Pocket
Do ra mắt vội vàng, DJI chưa ra mắt ứng dụng đi kèm của Osmo Pocket. Hậu quả là ở thời điểm hiện tại, người sử dụng iOS chỉ có thể...ngắm mà chưa thể kích hoạt và sử dụng Osmo Pocket. Đối với smartphone Android, người dùng có thể sử dụng file cài đặt bản beta để kích hoạt và sử dụng Osmo Pocket mặc dù bản Beta còn rất nhiều lỗi như không tải được ảnh panorama, thiếu 1 vài chế độ quay.
Khi kết nối vào smartphone, người dùng có thể sử dụng được hết tính năng của Osmo Pocket như Active Track, HyperLapse... Các tính năng này có thể hoạt động độc lập trên Osmo Pocket ngay cả khi không kết nối điện thoại nhưng bị hạn chế khá nhiều (Không điều chỉnh được thông số phơi sáng, hạn chế số điểm trung gian khi quay MotionLapse...)
Một yếu điểm nữa của Osmo Pocket là phụ thuộc quá nhiều vào phụ kiện, ra khỏi hộp máy không có kết nối bluetooth, Wifi mà cần thêm phụ kiện với kết nối được không dây với smartphone, máy cũng không có lỗ 3.5mm và chân ốc bắt tripod, một hạn chế rất lớn khi dùng Vlogging. Các tính năng này sẽ được DJI bổ sung thông qua phụ kiện bán kèm.
Cổng sạc và cổng phụ kiện của máy nằm ở dưới, khá bất tiện khi cần cắm thêm phụ kiện và để máy trên mặt bàn.
Camera và gimbal 3 trục của máy gần tương tự như chiếc Mavic Air, hoạt động tốt và cho footage rất ổn định.
Màn hình cảm ứng của máy tuy nhỏ nhưng sáng, cảm ứng nhạy. Giao diện cảm ứng của máy hoạt động khá tốt, dễ hiểu, dễ làm quen.
Cảm ơn cửa hàng flycamvn.com đã tài trợ sản phẩm để chúng tôi thực hiện bài viết này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng