Mổ xẻ Magic Keyboard, Magic Mouse 2 và Magic Track 2: Khó sửa chữa hơn
Các kĩ sư iFixIt cũng phải ngán ngẩm trước kết cấu vô cùng chắc chắn trên những thiết bị ngoại vi mới của Apple...
Chỉ vài ngày sau khi Apple ra mắt bộ 3 thiết bị mới là Magic Mouse 2, Magic Trackpad 2 và Magic Keyboard, các kỹ sư iFixit đã nhanh chóng tiến hành mổ xẻ để nghiên cứu linh kiện bên trong cũng như đánh giá khả năng sửa chữa. Liệu, những sản phẩm ngoại vi mới của Apple có thiết kế khác biệt như nào so với các phiên bản tiền nhiệm ?
Magic Mouse 2
Đầu tiên, hãy đến với Magic Mouse 2 – phiên bản nâng cấp của con chuột được Apple ra mắt từ năm 2009. Thay đổi lớn nhất trên Magic Mouse 2 là sử dụng pin sạc Li-ion qua cổng Lightning thay vì dùng pin AA như đời cũ.
Nếu nhìn từ thiết kế bên ngoài, 2 phiên bản Magic Mouse giống nhau đến 99%
Điểm khác biệt chỉ được nhận ra ở mặt đáy. Bên phải là Magic Mouse 2009 với lẫy mở nắp để thay pin, vị trí tương tự ở Magic Mouse 2015 là cổng Lightning. Bên cạnh đó, Apple cũng thay màu chữ in từ trắng sang đen trên Magic Mouse 2 và loại bỏ đèn LED báo trạng thái.
Mã sản phẩm A1657 ở dưới đáy chuột cùng các thông số FCC.
Việc thiết kế cổng sạc lightning ở dưới (bất hợp lý) đã gây nên một cuộc tranh cãi thú vị những ngày qua. Những kỹ sư của nói đùa rằng: "Magic Mouse 2 chỉ là vật trang trí khi bạn sạc pin nó, trừ khi bạn dùng trán để làm bàn di cho chuột”
Bắt đầu mổ xẻ Magic Mouse 2 bằng việc gỡ bỏ 2 miếng đệm (mouse feet) ở đáy chuột
Tiếp theo, việc tách lớp vỏ nhôm ở đáy chuột ra không hề đơn giản chút nào. Những kỹ sư của iFixit đã phải hơ nóng và sấy khô liên tục để làm bong lớp keo.
Có 4 lẫy nhựa nối phần đáy chuột với nắp trên
Tách ra, chúng ta có thể thấy hệ thống cảm biến đa điểm, bo mạch và pin của Magic Mouse 2. Cảm biến đa điểm trên Magic Mouse 2 này tương tự như trên Magic Track: cho phép người dùng thao tác ngay trên bề mặt mà không cần di chuột.
Cáp truyền tín hiệu nối giữa bo mạch và mặt trên của chuột được giữ chặt bởi một chiếc kẹp kim loại và con ốc, mang lại cho Magic Mouse 2 khả năng chống va đập tuyệt vời
Sau khi tháo cáp tín hiệu, chúng ta có thể thấy hệ thống bo mạch và pin ở bên trái, phần còn lại là hệ thống cảm biến đa điểm của Magic Mouse 2.
Thanh kim loại trên có tác dụng chịu lực và đàn hồi cho mỗi lần nhấp chuột của người sử dụng
Bo mạch chủ của Magic Mouse 2 bao gồm:
Màu đỏ: chip Bluetooth 3.0 Broadcom BCM20733 Enhanced Data Rate Bluetooth 3.0
Màu cam: chip điều khiển 303S0499 của Apple
Màu vàng: IC sạc NXP 1608A1
Màu xanh lục: chip nguồn Texas Instrument 56AYZ21
• Màu xanh dương: chip điều khiển ST Microelectronics STM32F103VB 72 MHz 32-bit RISC ARM Cortex-M3
Cận cảnh switch của Magic Mouse 2. Đáng chú ý, con chuột này chỉ được trang bị 1 switch cho 1 phím bấm duy nhất. Kỹ sư iFixit cho biết loại switch này rất phổ biến và khá rẻ nên có thể dễ dàng thay thế nếu bị hỏng
Đây chính là thỏi pin li-on có dung lượng tới 1986 mAh 3,76 V, 7,28 Wh, nhiều hơn 9% so với pin của iPhone 6s. Gắn với nó là cổng sạc lightning của Apple
Tất cả linh kiện bên trong Magic Mouse 2.
Việc mổ xẻ khá khó khăn vì lớp keo “chết” rất cứng cùng với kích thước bo mạch khá nhỏ, các kỹ sư iFixit kết luận rằng Magic Mouse 2 có điểm sửa chữa được chỉ đạt 2/10 mà thôi.
Magic Keyboard
Tiếp theo, hãy đến với chiếc bàn phím Magic Keyboard. Cũng giống như Magic Mouse 2, chiếc bàn phím này đã không còn khoang chứa pin AA mà thay vào đó là tích hợp pin sạc Li-ion qua cổng Lightning.
Có thể dễ dàng nhận ra sự thay đổi đáng kể giữa layout của Magic Keyboard với phiên bản tiền nhiệm. Chiếc bàn phím mới có layout tương tự layout của MacBook 2015 với các phím điều hướng trái/phải và phím chức năng kích thước full-size.
Không còn khoang chứa pin phía sau nên Magic Keyboard mỏng và hấp dẫn hơn
Bắt đầu check mã sản phẩm dưới đáy A1644.
Ở cạnh sau có nút bật/tắt, cổng Lightning (chức năng sạc pin kiêm kết nối với thiết bị Mac)
Bắt đầu mổ xẻ với việc tháo 4 miếng cao su đệm dưới bàn phím. Không hề tìm thấy một con ốc nào, nghĩa là Apple đã dùng keo dính để cố định lớp vỏ vào Magic Keyboard.
Với lớp keo rất chặt, không có cách nào khác ngoài việc hơ nóng và sấy khô liên tục để tách lớp vỏ ở đáy ra
Sau khi cạy được lớp vỏ ở đáy, chúng ta có thể thấy được bo mạch chủ và pin sạc Li-ion. Thỏi pin này chỉ có dung lượng 2,98 Wh (chưa bằng một iPhone 6s), nhưng Apple khẳng định rằng 1 lần sạc đầy có thể dùng được Magic Keyboard vài tháng liên tục.
Pin của Magic Keyboard dán chặt vào khung bằng keo dính, kỹ sư iFixit phải hơ nóng và sấy khô để tách ra. Như vậy việc thay pin khi bị chai cũng không phải là điều đơn giản.
Tiếp đến là bo mạch chủ gắn với bàn phím bằng 2 con ốc
Hệ thống chip trên bo mạch của Magic Keyboard:
• Màu đỏ: chip Bluetooth Broadcom BCM20733 Enhanced Data Rate Bluetooth 3.0 - chip đảm nhận kết nối Bluetooth
• Màu cam: chip điều khiển ST Microelectronics STM32F103VB 72 MHz 32-bit RISC ARM Cortex-M3
• Màu vàng: IC sạc NXP 1608A1
• Màu xanh lá: chip nguồn Texas Instruments BQ24250C
Phần còn lại bao gồm khung kim loại, vỉ phím và một lớp nhựa thiết kế dạng tổ ong. Chúng được xếp lớp và dán bằng keo rất cứng, đảm bảo độ bền cần thiết trong quá trình sử dụng.
Cổng sạc Lightning được thiết kế rời, kết nối bằng cáp dẻo và được cố định bằng 2 con ốc T3.
Tiếp tục tìm hiểu bàn phím, Apple vẫn trang bị cho keycap cấu trúc cắt kéo (scissor) thay vì dạng bướm (butterfly) như trên MacBook 12-inch. Tuy nhiên, Apple cho biết hãng đã tinh chỉnh lại thiết kế để tăng độ ổn định và hành trình phím (chỉ rơi vào khoảng 1mm – rất ngắn)
Tương tự như Magic Mouse 2, mặc dù có thể thay pin và keycap, nhưng lớp keo siêu dính trên Magic Keyboard khiến cho nó rất khó sửa chữa, đạt điểm 3/10.
Magic Trackpad 2
Cuối cùng là Magic Trackpad 2 với thiết kế hoàn toàn mới so với phiên bản Magic Trackpad ra mắt năm 2010. Magic Trackpad 2 sở hữu kích thước 16 x 11,5 x 1 cm, kết nối Bluetooth, tích hợp pin Li-ion sạc qua cổng Lightning và đặc biệt là tính năng Force Touch.
Magic Trackpad 2 sở hữu kích thước lớn, đơn giản, gọn gàng và đẹp mắt hơn nhiều so với phiên bản tiền nhiệm
Cạnh sau của Magic Trackpad 2 bao gồm nút bật/tắt, cổng Lightning (chức năng sạc kiêm kết nối với thiết bị Mac)
Mã thiết bị A1535 dưới đáy sản phẩm
Bắt đầu mổ xẻ Magic Trackpad 2. Không hề có một con ốc nào, các kĩ sử phải hơ nóng để làm bong lớp keo liên kết bề mặt cảm ứng và đáy thiết bị. Sau khi lớp keo này bong, các miếng nhựa mỏng sẽ bắt đầu tách bàn rê ra
Sauk hi tách ra, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra thỏi pin với kích thước rất lớn
Thỏi pin Li-ion có dung lượng 2024 mAh, 3,78 V, 7,65 Whr, lớn hơn iPhone 6s nhưng nhỏ hơn iPhone 6s Plus. Như vậy, Apple đã trang bị cho tất cả thiết bị ngoại vi mới lần này pin Li-ion thay vì pin AA truyền thống
Tiếp tục tháo cổng Lightning, nó được kết nối với mạch logic bằng cáp dẻo, tháo rời được và cố định bằng ốc T3
Bắt đầu khám phá bo mạch chủ
Hệ thống chip trên bo mạch của Magic TrackPad 2:
• Màu đỏ: chip Bluetooth Broadcom BCM20733 Enhanced Data Rate Bluetooth 3.0
• Màu cam: chip điều khiển ST Microelectronics STM32F103VB 72 MHz 32-bit RISC ARM Cortex-M3
• Màu vàng: IC sạc NXP 1608A1
• Màu xanh lá: chip nguồn Texas Instruments BQ24250C
• Màu xanh dương: IC nguồn Intersil ISL656A
• Màu xanh lam: tụ International Rectifier IRFH3702
Đây chính là modul Taptic Engine mang lại trải nghiệm Force Touch tương tự như bàn rê của MacBook12-inch. Modul này gồm nhiều cuộn dây đồng tạo thành một từ trường có thể kéo và đẩy các thanh thép lắp bên dưới bề mặt bàn rê, từ đó tạo ra âm thanh và cảm giác tương tự một cú click.
4 miếng kim loại đàn hồi ở đáy bàn rê đã được gắn chặt bằng keo. Đáng chú ý, lớp keo này vô cùng cứng và nếu cố gắng tách ra sẽ làm hỏng bề mặt bàn rê.
Dưới bề mặt bàn rê là chip điều khiển cảm ứng Broadcom BCM5986 được ứng dụng rộng rãi trên nhiều thiết bị khác của Apple.
Cuối cùng, trên phần khung nhôm là 2 dây cáp (strain gauge) nối với 4 miếng kim loại đàn hồi có tác dụng đo lực tác động trên bề mặt bàn rê. Khi người dùng nhấn ngón tay xuống, các miếng kim loại sẽ kéo dãn sợi cáp. từ đó xác định được cường độ lực mà bạn đã nhấn lên Magic TrackPad 2
Giống như 2 sản phẩm trước là Magic Mouse 2 và Magic Keyboard, kĩ sư iFixIt chỉ chấm điểm sữa chữa cho Magic Trackpad 2 là 3/10 vì lớp keo quá chắn chắn cũng như phần bàn rê khó bóc tách.
Quá trình mổ xẻ của iFixIt
Qua quá trình mổ xẻ của iFixIt, chúng ta thấy Apple đã thiết kế và gia công những thiết bị ngoại vi mới của hãng một cách vô cùng gọn gàng và chắc chắn. Chất lượng cũng như tuổi thọ của sản phẩm sẽ được cải thiện đáng kể, tuy nhiên đi cùng với đó là khả năng sửa chữa khó khăn hơn các phiên bản trước. Mặc dù vậy, những tính năng mới trên Magic Mouse 2, Magic Keyboard hay Magic Track 2 đều xứng đáng để người dùng trải nghiệm trong thời gian tới.
Tham khảo: iFixIt
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng