(Genk.vn) - Cùng khám phá sức mạnh siêu tàu khu trục hiện đại nhất của Hải Quân Mỹ.
Có người nói, khu trục hạm Zumwalt vừa được hạ thủy của Hải quân Mỹ chính là chiếc "iPhone 6" trong đội tàu chiến của quân đội nước này. Bóng bẩy, lợi hại, tiện dụng và... vô cùng đắt đỏ. Điều gì đã khiến Zumwalt được ca ngợi đến như vậy?
Ngày 29/10 vừa qua, chiếc khu trục hạm tàng hình lớp Zumwalt đầu tiên của Hải quân Mỹ đã được hạ thủy nhưng phải đến đầu năm 2014 nó mới bắt đầu chính thức thực thi các nhiệm vụ tuần tra của mình.
Theo kế hoạch và dự toán ban đầu, con tàu này có chi phí sản xuất vào khoảng 3,8 tỷ USD/chiếc nhưng do các nhà sản xuất và Hải quân Mỹ "nhồi nhét" quá nhiều công nghệ hiện đại cho nó nên giá thành cuối cùng đã tăng gần gấp đôi. Có lẽ vì thế mà sau khi sản xuất 3 chiếc, toàn bộ dự án này sẽ bị dừng.
Do có khá nhiều công nghệ hiện đại nên khu trục hạm tàng hình Zumwalt cũng rất.... hại điện. Để có đủ nguồn điện cung cấp cho con tàu, nhà sản xuất đã phải đưa lên đó một nhà máy phát điện có công suất 78 MW - lượng điện đủ để cung cấp cho 78.000 hộ gia đình.
Một trong những loại vũ khí "ngốn điện" nhất của con tàu này là hệ thống pháo từ trường lần đầu tiên được Hải quân Mỹ đưa vào sử dụng. Hệ thống pháo này sử dụng cả từ trường và điện trường để bắn đầu đạn đi với vận tốc nhanh gấp 7 lần tốc độ âm thanh (Mach 7).
Nhờ các hệ thống tự động hóa và vi tính hóa ở mức cao nên thủy thủ đoàn chỉ còn lại 158 người, trong khi những chiếc tàu khu trục thông thường cần đến 210 thủy thủ.
Ở bên ngoài, USS Zumwalt không chỉ là mẫu khu trục hạm tàng hình có thiết kế rất đẹp (nguyên tắc số 1 của Hải quân Mỹ) mà còn dài hơn các tàu thông thường khoảng 100 feet (khoảng 30m).
Theo thông cáo báo chí trong ngày lễ ra mắt, Hải quân Mỹ cho biết, thiết kế này của tàu khiến khả năng "làm trượt sóng radar" của đối phương tăng lên rất cao và từ đó khả năng tàng hình cũng tăng lên.
Thân tàu được làm bằng composite tổng hợp nên có khả năng hấp thụ sóng radar rất hiệu quả.
Thiết kế và các yêu cầu về trang bị, vũ khí của tàu đã buộc nhà sản xuất là hãng General Dynamics phải chế tạo một chiếc thân tàu siêu lớn trị giá lên tới 40 triệu USD mới đủ lắp đặt các cấu kiện khác.
Tàu được thiết kế với nhiệm vụ tấn công hải đối đất và "cận chiến gần bờ" nhưng đồng thời hệ thống cảm biến và vũ khí của USS Zumwalt cũng cho phép nó tham chiến ở các vùng duyên hải hay tham gia chiến tranh mạng.
Nhà sản xuất BAE Systems Land and Armaments cũng đã phát triển hệ thống pháo tiên tiến cho phép USS Zumwalt bắn các loại đạn hiện đại. Ngoài ra tàu cũng có 2 sân đáp trực thăng.
Tàu có hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng với khoảng 20 tên lửa luôn túc trực.
Bên cạnh đó là 2 hệ thống nâng trực thăng hạng trung
Đặc biệt, với hệ thống phóng tấn công tầm xa nên con tàu này được trang bị các loại tên lửa hiện đại nhất như Tomahawk, SM-3 và tên lửa phòng không SeaSparrow
Với khả năng tàng hình vượt trội, vũ khí vô cùng tiên tiến, trang bị hiện đại, Zumwalt được đánh giá là những chiến binh SEAL (đặc nhiệm hải quân) chuyên thực hiện những nhiệm vụ bí mật, khó khăn.
Theo Infonet
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng