Mỗi lần nhấn “Snooze” trên đồng hồ báo thức, bạn đang tự giết chính mình

    zknight,  

    Hành động này gây ra những ảnh hưởng lâu dài về trao đổi chất, gia tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch.

    Trước đây, đã từng có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những thay đổi thất thường trong giấc ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng chỉ những công nhân làm việc theo ca thay đổi mới phải để ý đến điều này. Nghĩa là nếu bạn làm việc đều đặn mỗi ngày, ngủ vào 10 giờ tối và chỉ tắt báo thức thêm một chút mỗi cuối tuần, điều đó không gây ảnh hưởng lớn.

    Sự thật không phải vậy, một nghiên cứu mới trên Tạp chí khoa học Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism chỉ ra rằng thậm chí những thay đổi nhỏ về giấc ngủ cũng có thể gây ra một nguy cơ lớn về sức khỏe. Điều đó có nghĩa là mỗi lần "nhấnSnooze” trên đồng hồ báo thức, bạn cũng đang từ từ giết chết chính mình một cách nhẹ nhàng.

     Mỗi lần nhấn “Snooze” trên đồng hồ báo thức, bạn cũng đang từ từ giết chết chính mình.

    Mỗi lần nhấn “Snooze” trên đồng hồ báo thức, bạn cũng đang từ từ giết chết chính mình.

    Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Đại học Pittsburgh, Mỹ. Họ tuyển chọn 447 tình nguyện viên nam nữ trong độ tuổi từ 30 đến 54 và đeo cho họ một thiết bị theo dõi giấc ngủ. Thói quen ăn uống và tập thể dục cũng được ghi lại trong bảng câu hỏi.

    Một kết quả không quá bất ngờ, 85% số người tham gia có một thói quen “nhấn snooze” để ngủ thêm một chút vào ngày nghỉ của họ. Trung bình mọi người sẽ ngủ thêm khoảng 44 phút cho những ngày cuối tuần. Ai cũng nghĩ rằng phải tự thưởng cho mình một giấc ngủ dài hơn khi không phải đến văn phòng, nhưng các nhà khoa học không nghĩ vậy.

    Họ tìm thấy ở nhóm người này những chỉ số tệ hại hơn về lượng cholesterol và insulin. Bênh cạnh đó là một vòng eo lớn hơn, chỉ số BMI cao hơn những người duy trì nhịp ngủ đều đặn ngay cả cuối tuần và ngày nghỉ. Tất cả các yếu tố  khác như lượng calo tiêu thụ, lịch tập thể dục, thói quen hút thuốc… đã được loại trừ cho kết quả.

    Social Jetlag (SJL) là nguyên nhân của vấn đề. Đó là sự chênh lệch giữa thời gian ngủ mà nhịp sinh học đòi hỏi với thời gian ngủ thực tế mà nghĩa vụ xã hội gây ra cho mỗi chúng ta”, Patrica M. Wong, một trong số các nhà nghiên cứu của nhóm giải thích.

    “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thậm chí những thay đổi nhỏ trong lịch trình ngủ của người khỏe mạnh cũng gây tác động cực đoan lên sức khỏe. SJL đóng góp vào quá trình trao đổi chất. Và những thay đổi chuyển hóa này lại tác động vào quá trình gia tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch”, Wong cho biết.

     Social Jetlag (SJL) là nguyên nhân của vấn đề.

    Social Jetlag (SJL) là nguyên nhân của vấn đề.

    Đây là một lời cảnh báo không chỉ dành cho mỗi chúng ta, những người cần thay đổi hành vi và thói quen trong giấc ngủ của mình. Những nhà hoạch định chính sách và sử dụng lao động cũng nên được khuyến khích tìm hiểu về nó. Giấc ngủ so le của công nhân làm ca hay thậm chí cả hành động “nhấn snooze” mỗi cuối tuần có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài về trao đổi chất. Và vì tình trạng này phổ biến, nó có thể ảnh hưởng đến cả cộng đồng.

    Theo số liệu của Endocrine Society's Facts and Figures, hơn 29 triệu người Mỹ trưởng thành mắc tiểu đường, 35,1% người Mỹ trên 18 tuổi trong tình trạng béo phì. Một thay đổi nhỏ trong mô hình làm việc và nghỉ ngơi có thể thay đổi tích cực các con số. “Vì vậy, những nghiên cứu trong tương lai là cần thiết để xây dựng một mô hình xã hội làm việc hiệu quả hơn, nơi mà nghĩa vụ xã hội tách biệt hẳn với thời gian ngủ và sức khỏe của chúng ta”, Wong nói.

    Tham khảo Motherboard, Sciencealert

     

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày