Khi người ta còn trẻ, người ta có thật nhiều thứ để quan tâm mà quên đi những giá trị bền vững như các ngày lễ hay phong tục cổ truyền. Nhưng đến lúc trưởng thành hơn, trải đời hơn, ta dần nhận ra vẻ đẹp và ý nghĩa của những ngày lễ đó.
Đến một độ tuổi, ta dường như lại háo hức Tết như ngày còn nhỏ.
Những ngày đầu tháng 12 âm lịch, Tết đã ở rất gần. Mưa phùn lất phất trên những bó lay-ơn đầu chợ. Trên các trang facebook người ta bắt đầu đếm ngược còn bao nhiêu ngày nữa là Tết. Năm nay Tết đến sớm, còn một tháng nữa thôi. Mọi thứ dường như cũng vội vã hơn vì thế. Giá thịt lợn tăng. Một buổi chiều muộn có người đi ngược chiều, chở sau xe một cành đào thắm.
Anh Hưng lặng lẽ ngắm nhìn khung cảnh thành phố, từng dòng người qua lại ngược xuôi. Khung cảnh từ tòa nhà công ty mà anh đang làm việc. Trong lòng Hưng thấy vui vui, anh mong Tết đến thật nhanh.
10 năm trước, cũng trong một buổi chiều cận Tết thế này, cậu Hưng 20 tuổi đạp xe đến chỗ làm thêm. Công việc của cậu là phụ bếp cho một nhà hàng, ngoài giờ học ở Bách Khoa. Công việc nặng nhọc, luôn tay từ 6 giờ chiều đến 12 giờ tối, nhưng cũng chỉ đủ trang trải. Ngoài chuyện chi tiêu ở thành phố, Hưng phải gửi tiền về phụ bố mẹ làm ăn và nuôi 2 em. Trách nhiệm và suy nghĩ làm cậu sinh viên năm hai dường như già hơn tuổi. Ít khi nào thấy cậu có sắm đồ mới hay nhận lời tụ tập đi ăn với các bạn. Bạn cùng phòng Hưng hay trêu: ông già "Khốt-ta-bít".
Mùa xuân năm đó, trời thương, Hưng nhận được tiền thưởng Tết gấp đôi sau mấy tháng làm lụng chăm chỉ. Cậu lóng ngóng đi mua chiếc áo sơ mi và chiếc quần đầu tiên đón Tết. Giờ nhớ lại anh Hưng vẫn bật cười. Bộ đồ đó không chỉ giúp anh diện một cái Tết chỉn chu, mà còn đi cùng anh trong kỳ phỏng vấn, giúp anh có công việc văn phòng đầu tiên. Niềm vui giản dị nhỏ nhoi của một chàng trai 20 tuổi chỉ đơn giản là có những thành quả, những ghi nhận bước đầu trong sự nghiệp.
Nếu nỗi niềm của anh Hưng là về vật chất, thì với chị Vân, đó là cảm xúc. Chị còn nhớ như in thời gian đi du học, những ngày buồn nhất là những ngày cận Tết ta. Bạn bè bản xứ đều về nhà đón kỳ nghỉ dài (Giáng Sinh và năm mới) cùng gia đình họ, bạn bè Việt Nam thì hoặc cũng đã sớm về Việt Nam ăn Tết, hoặc đi du lịch dài ngày. Chỉ còn một mình Vân ở lại hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Nỗi cô đơn khi xa xứ càng mạnh mẽ hơn vào cái dịp mọi người đều đoàn tụ gia đình, còn mình thì không. Lúc tiếng chuông điểm giao thừa ở Việt Nam, nơi Vân mới là tầm trưa. Chị chỉ có thể "hưởng" chút không khí qua màn hình Skype và nói đôi câu với ba mẹ. Lúc ấy, cô gái 24 tuổi đã hạ quyết tâm, mình sẽ không đón một cái Tết nào xa nhà nữa.
Còn trong câu chuyện của bác Nam, Tết ngày xưa là một cái gì đó thật đặc biệt. Ấy là khi đất nước vừa ra khỏi chiến tranh, mới hết thời kỳ bao cấp, chuyển mình sang giai đoạn phát triển kinh tế. So với bây giờ, như các cụ nói, thì "cái gì cũng thiếu thốn, cái gì cũng khó khăn". Ngày ấy thịnh những món đồ ở Tiệp về, và ai có cái xe đạp Phượng Hoàng là oai lắm! Với những đứa trẻ con, Tết vui vì đó là mùa được mặc đẹp và ăn ngon. Những đứa trẻ thường ngày ăn cơm với su su luộc, Tết đươc hẳn góc bánh chưng có miếng thịt mỡ mềm tan. Và áo chần bông còn thơm mùi vải. Những dịp lễ lạt thế này, ai đi đâu cũng cố gắng trở về, mang theo những phích nước, miếng xà bông hay hộp phấn mới…. Rồi hàng xóm quây quần lại trong sân của một nhà có TV, vừa thân mật vừa ấm cúng. Năm đó, bác Nam vừa được thăng chức, bác quyết định mua một chiếc TV mới nhất lúc bấy giờ cho cả nhà cùng xem! Chiếc TV nhỏ xíu, hộp to đùng, lại phải chỉnh ăng-ten mệt bở hơi tai, nhưng lại là món quà Tết mà bác tự hào nhất.
Ngày còn bé, chúng ta háo hức Tết bao nhiêu thì khi mới bước vào độ tuổi kiếm tiền, đi làm bươn chải, Tết càng trở nên mệt mỏi bấy nhiêu. Họp hành, gặp gỡ nhậu nhẹt cuối năm. Mừng tuổi, sắm sửa nhà cửa. Tết dường như chỉ là chuỗi ngày tắt mặt từ sáng đến tối và trăm thứ bộn bề phải lo, phải chi.
Không phải tự nhiên mà đến Tết, chúng ta lại có nhiều việc để làm như vậy. Tết đến, kết thúc một năm, là lúc chúng ta nhìn lại những gì mình đã làm được trong năm vừa rồi, và chọn lọc những điều tốt đẹp để sẵn sàng cho năm mới. Gặp gỡ cuối năm, đầu năm là để tụ họp những người thân yêu, kể cho nhau nghe kết quả, dự định cuộc sống và chúc nhau năm mới lộc phát, bình an. Những việc ta làm đều xuất phát từ niềm vui và sự hi vọng truyền đời qua bao nhiêu thế hệ. Khi ta hiểu rõ, ta sẽ làm tất cả trong sự hân hoan.
Anh Hưng, sau 10 năm cố gắng và chăm chỉ, đã trở nên thành đạt, là chỗ dựa vững chắc, kinh tế đủ đầy. Với anh, cứ mỗi khi kết thúc một năm là lúc anh nhìn lại quãng đường mình đã đi được bao xa. Giờ đây, ở tuổi 30, anh nhận ra món quà: "Tết lớn nhất đó là khi nhìn lại, thấy mình trưởng thành". Tết với anh không còn là vất vả, mà là hãnh diện. Anh đã có thể lo được một cái Tết thật lớn cho gia đình rồi.
Chị Vân, ở tuổi 32, nay đã là mẹ của một cô công chúa đáng yêu. Sau khi du học về, chị kết hôn và chuyển về gần nhà ngoại. Và từ đó Tết nào cũng vậy, giao thừa xong chị đều qua chúc Tết ba mẹ dễ dàng. Không còn chuyện xa xôi cách trở. Ở tuổi ngoài 30, chị nhận ra điều quan trọng nhất với mình là cuộc sống bình yên, là hạnh phúc mà mình đang có. "Tết lớn nhất là được ở bên gia đình, với đầy đủ những người thương yêu".
Với bác Nam, Tết năm nay hơi khác. Con cháu mãi mới có một năm sắp xếp đông đủ để đoàn viên, kể cả những đứa ở nước ngoài. Tết năm nay hẳn tưng bừng lắm đây. Bác trăn trở từ đầu mùa, năm nay làm gì nhỉ, để thêm phần sống động khác với mọi năm?
Rồi bác nhớ lại, mùa Tết năm đó, những ánh mắt tròn xoe của bọn trẻ, và cả tia lấp lánh trong đôi mắt vợ bác khi bác đem về chiếc TV. Chỉ là chiếc TV màn hình màu nhỏ thôi mà niềm vui lớn lao lắm. Sau bao năm thì có những giá trị vẫn giữ nguyên. "Tết lớn nhất là khi mua được món đồ mới đẹp hơn, lớn hơn, ý nghĩa với cả gia đình". Không chỉ là vật chất, đó là tinh thần cho một năm mới ngập tràn niềm vui. Bác quyết định rồi! Năm nay bác chơi lớn, sắm hẳn chiếc TV Samsung QLED 8K, đặt giữa phòng khách, để cả nhà vừa quây quần vừa có cái mà giải trí. Có mấy người trẻ hỏi đùa bác: "TV hiện đại thế bác có biết dùng không?" Bác cười: "Dùng dễ lắm, cầm cái điều khiển là đã biết sử dụng rồi, ứng dụng này xem phim online nét căng, ứng dụng kia cho cu Bon xem hoạt hình"
Rồi ngay lập tức bác biểu diễn tính năng "tàng hình" chiếc TV cho mọi người xem (Chế độ Ambient Mode trên TV QLED có khả năng biến TV thành một bức tranh, thậm chí còn có thể hòa mình với hình nền phía sau để tạo nên chiếc TV "tàng hình" đích thực"). Bác bảo: "Đấy, làm gì có cái TV nào làm được như thế, nên bác không tiếc, mình chơi lớn nhưng phải đáng".
Khi người ta còn trẻ, người ta có thật nhiều thứ để quan tâm mà quên đi những giá trị bền vững như các ngày lễ hay phong tục cổ truyền. Nhưng đến lúc trưởng thành hơn, trải đời hơn, ta dần nhận ra vẻ đẹp và ý nghĩa của những ngày lễ đó. Ta hiểu tại sao ông bà, cha mẹ luôn chuẩn bị những thứ tốt nhất, hoành tráng đẹp đẽ nhất cho ngày Tết. Và như thế, ta lại háo hức Tết như ngày còn nhỏ. Mùa xuân đã đến rất gần. Bạn đã sẵn sàng cho một khởi đầu mới thật lớn, thật vui? Chỉ khi thấy Tết lớn, ta mới có thể mừng Tết lớn. Tết lớn không cần tìm đâu xa, mà trong chính lòng mình.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng