Mời “trai đẹp bị trục xuất”, doanh nghiệp “được” hay “mất”?
Trong những ngày qua, cộng đồng mạng rộ tin một số nhãn hàng mời “trai đẹp bị trục xuất” tới Việt Nam. Tuy nhiên, nếu như tin này thành hiện thực, thì hiệu ứng truyền thông liệu có là bao. Và nhãn hàng liệu có “được” nhiều hơn “mất”.
Hãy cùng chúng tôi phân tích những góc nhìn marketing về vấn đề này.
Từ sau thành công của Tôn Hoa Sen khi mời Nick Vujicic đến Việt Nam, thì hàng loạt các nhãn hàng đã có ý định mời những nhân vật nổi tiếng từ khắp nơi trên thế giới đến Việt Nam. Mới đây, theo đồn đoán thì một nhãn hàng đang có ý định mời “ trai đẹp bị trục xuất” Omar Borkan Al Gala sang Việt Nam.
Mời Nick Vuijcic đến Việt Nam, nhãn hàng Tôn Hoa Sen rõ ràng được nhiều hơn mất. Tuy có hai luồng dư luận trái chiều về sự kiên này, nhưng trên góc độ phân tích truyền thông không thể phủ nhận được thành công và hiệu ứng truyền thông của sự kiện đã mang lại cho nhãn hàng. Tài sản cổ phiếu của ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tôn Hoa Sen tăng gần 200 tỷ khi Nick đến Việt Nam. Logo của Hoa Sen xuất hiện trên sóng truyền hình quốc gia trong nhiều tiếng đồng hồ. Những bài báo truyền thông về sự kiện, cũng như thán phục hành động của Tôn Hoa Sen dày đặc các mặt báo. Tên tuổi Tôn Hoa Sen phải nói là “đi lên” cùng với sự nổi tiếng của Nick trên khắp Việt Nam. Thậm chí, sự kiện được coi như một ví dụ điển hình (Casestudy) thành công nhất về truyền thông thương hiệu tại Việt Nam năm 2013.
Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen
Có lẽ, bởi vậy mà một số nhãn hàng cũng noi gương và ngấm ngầm có ý định mời Omar- sao ngoại mới nổi tới Việt Nam. Tuy nhiên, so sánh một chút hình tượng Omar với Nick thì rõ ràng, hai hình tượng này hoàn tòan khác nhau về “cái tâm” và “cái tầm” đối với cộng đồng Việt. Việc mời Nick sang Việt Nam được nhiều chuyên gia cho rằng đây là sự kiện mang nhiều lợi ích cho cộng đồng. Lợi ích mà Nick đem lại là niềm tin về sự vượt khó dành cho không chỉ người khuyết tật về hình thể mà còn cho cả những người khuyết tật về tinh thần, khiến cho con người trở nên lạc quan, tự tin, có ước mơ rõ ràng để dẫn tới thành công. Như vậy, sứ mệnh mà Nick đến Việt Nam, lợi ích mà Nick đem lại cho cộng đồng người Việt rất rõ ràng. Và cái tầm của Nick đã “nâng tầm” Tôn Hoa Sen.
Tuy nhiên, với “trai đẹp bị trục xuất”, thì không ít những ý kiến dư luận thắc mắc rằng không biết Omar đến Việt Nam để làm gì? Hay Omar đến Việt Nam sẽ có "Running Girl" theo đuổi.
Sự kiện “bị trục xuất vì quá đẹp trai” gần đây đã khiến chàng trai nổi tiếng trên khắp thế giới, hơn 1,3 triệu fan trên Facebook, trong đó có không ít người hâm mộ Việt. Nhưng chỉ với vẻ đẹp trai này, thì việc chàng trai xuất hiện tại Việt Nam liệu có mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng Việt. Tính “trách nhiệm xã hội” trong phi vụ truyền thông này cũng không hề tồn tại.
Theo quan điểm của các chuyên gia, thì có lẽ nhãn hàng sẽ khó gặp hái được hiệu quả truyền thông mạnh mẽ khi mời Omar đến Việt Nam. Và chi phí mời chàng trai này đến Việt Nam chắc chắn cũng rất tốn kém. Vậy thì, cơ hội tăng doanh số đột ngột, cũng như rủi ro là tổn hại về chi phí mà không thu được gì, được đánh giá là ngang nhau.
Chưa nói đến tính phù hợp của hình ảnh Omar có phù hợp với hình ảnh và sản phẩm của công ty được đồn đoán hay không thì, rõ ràng, việc sử dụng sao ngoại để nâng tầm thương hiệu không phải là đơn giản. Trước đây, theo nguồn tin từ báo Dân Trí, Vinamilk cũng đã chi 2 triệu USD mời đội bóng Arsenal để làm thương hiệu cho sản phẩm cà phê hòa tan Moment nhưng kết quả không được như kỳ vọng. Kết quả, ba năm sau, nhãn hàng này chỉ đóng góp 1% vào tổng lợi nhuận của Vinamilk (so với kỳ vọng 5%). Doanh nghiệp sau đó đã phải ngừng sản xuất sản phẩm cà phê Moment. Và coi như chiến lược đầu tư vào cà phê và cú PR gắn tên tuổi với Arsenal là một thất bại để đời mà Vinamilk không hề muốn nhắc đến.
Như vậy phải nói rằng không phải hình ảnh nổi tiếng nào, và không phải cứ mời sao ngoại về là doanh nghiệp có thể chắc chắn làm chủ cuộc chơi, cũng như thu lợi bạc tỷ từ những hình ảnh này. Có khi lợi chưa thấy đâu, mà doanh nghiệp trước mắt đã mất tới bạc tỷ. Và cơ hội và rủi ro luôn là như nhau trong cuộc chơi này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng