Một bang tại Mỹ cạn kiệt nước ngầm vì 'cơn khát' của Big Tech: Điều gì khiến Google dùng tới 3,8 triệu lít nước mỗi ngày?
Các trung tâm dữ liệu của Big Tech sử dụng tới hàng triệu lít nước mỗi ngày, trong khi trung bình mỗi cư dân tại bang Arizona (Mỹ) chỉ sử dụng 550 lít/ngày.
- Trung Quốc sở hữu ‘siêu tàu’ nhanh nhất thế giới: Vận tốc lên tới 600km/h, chỉ mất 8 phút để đi 30km, đến Đức cũng phải chào thua
- Chiếc đĩa bí ẩn dưới đáy biển Baltic là sản phẩm của nền văn minh tiền sử hay phi thuyền của người ngoài hành tinh?
- Vụ tai nạn hàng không hi hữu trong lịch sử: 176 người thiệt mạng vì kiểm soát viên không lưu nói tiếng “mẹ đẻ”
Là một tiểu bang nằm ở phía Tây Nam nước Mỹ, Arizona được biết đến nhiều nhất với Grand Canyon, một trong những kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới, cùng khí hậu khô nóng đặc trưng. Đáng chú ý, Arizona cũng là nơi tập trung hàng loạt trung tâm dữ liệu của các ông lớn công nghệ hàng đầu thế giới.
Vào năm 2020, Google đã công bố kế hoạch hoạch xây dựng một trung tâm dữ liệu khổng lồ ở thành phố Mesa, nằm phía đông thành phố Phoenix thuộc bang Arizona. Theo sau Google, Microsoft cũng đã mở một cơ sở vào năm 2021 tại Arizona, trong khi Meta đang xây dựng và mở rộng trung tâm dữ liệu hiện có ở Mesa. Kể từ đó, Phoenix được người dân địa phương mệnh danh là "Đích đến của trung tâm dữ liệu".
Mặc dù mang tới rất nhiều lợi ích về kinh tế cho địa phương, bản thân các trung tâm dữ liệu khổng lồ này cũng đi kèm với một ‘đòi hỏi’ về mặt tài nguyên môi trường.
Đơn cử có thể kể đến trường hợp của Google. Theo thỏa thuận, chính quyền bang Arizona phải đảm bảo trong việc cung cấp cho Google 3,8 triệu lít nước mỗi ngày để làm mát thiết bị và lên đến gần 16 triệu lít mỗi ngày nếu đạt được các mốc quan trọng của dự án. Đây được coi là một lượng nước rất lớn, khi mỗi cư dân ở bang này chỉ sử dụng trung bình khoảng 550 lít mỗi ngày, theo thống kê của Cục tài nguyên nước bang Arizona
Cơn khát 'vô độ' của Big Tech
Tuy nhiên, trên thực tế, lượng nước này hoàn toàn không hề là quá nhiều với cách thức các trung tâm dữ liệu hoạt động. Theo đó, bất kỳ ai đã dành vài giây trong phòng máy chủ của công ty đều biết rằng trước tiên bạn cần mặc một chiếc áo len. Các phòng máy chủ được giữ mát, thường ở nhiệt độ từ 10 đến 26 độ C để tránh thiết bị gặp trục trặc. Việc duy trì nhiệt độ lý tưởng đó là một thách thức thường xuyên vì bản thân các máy chủ chuyển đổi năng lượng điện thành nhiệt. Các thiết bị tản nhiệt thường được triển khai để cố gắng chống lại sức nóng đó và giữ cho các phòng ở nhiệt độ lý tưởng bằng cách làm bay hơi nước lạnh.
Để mang lại hiệu quả tốt cho việc làm mát, các thiết bị tản nhiệt đương nhiên cần một lượng nước khổng lồ để chạy và duy trì. Các nhà nghiên cứu ước tính khoảng 3,78 lít nước được tiêu thụ cho mỗi kilowatt giờ sử dụng trong một trung tâm dữ liệu trung bình. Không phải bất kỳ loại nước nào cũng có thể được sử dụng. Các trung tâm dữ liệu lấy từ các nguồn nước ngọt, sạch để tránh sự ăn mòn hoặc sự phát triển của vi khuẩn có thể đi kèm với nước biển. Nước ngọt cũng rất cần thiết để kiểm soát độ ẩm trong phòng.
Google đã bắt đầu tiết lộ dữ liệu về điều này. Vào năm 2021, tất cả các trung tâm dữ liệu của công ty này đã tiêu thụ 16,4 tỷ lít nước. Với Meta, con số này là khoảng 5 tỷ lít.
Tuy nhiên, việc các trung tâm dữ liệu sử dụng quá nhiều nước ngọt ở bang Arizona lại mang tới một hệ lụy lớn, khi bang này đang cạn kiện nước ngầm. Vài tuần trước đó, thống đốc bang Arizona đã tiết lộ kế hoạch hạn chế xây dựng ở các khu vực xung quanh thành phố Phoenix sau khi nhận thấy rằng nguồn nước ngầm không thể hỗ trợ tốc độ xây dựng hiện tại.
Tuy nhiên, kế hoạch này không ảnh hưởng tới các dự án xây dựng đã được phê duyệt trước đó, bao gồm các trung tâm dữ liệu đang được xây dựng hoặc hoàn thiện của Meta và Google.
Có nhiều lý do cho việc thiếu hụt nước ở Arizona, nhưng những trung tâm dữ liệu của Big Tech có một phần trách nhiệm lớn trong việc này, theo Business Insider.
Lợi nhuận quan trọng hơn nước
Đã có nhiều câu hỏi về việc tại sao các công ty công nghệ lớn lại xây dựng trung tâm dữ liệu ở giữa sa mạc, thay vì đặt chúng ở các khu vực lạnh hơn, có nhiều nước hơn. Tuy nhiên, với các công ty công nghệ, việc đặt các trung tâm dữ liệu gần các khu dân cư lớn là quan trọng hơn điều kiện môi trường. Trung tâm dữ liệu của bạn càng ở gần người dùng, dịch vụ internet của bạn có tốc độ truy cập càng nhanh. Tốc độ Internet nhanh hơn cũng đồng nghĩa với việc Big Tech có nhiều người dùng hơn, bán được nhiều quảng cáo và dịch vụ đám mây hơn, từ đó mang lại doanh thu tốt hơn.
Bản thân thành phố Phoenix có 5 triệu cư dân và đang tăng lên nhanh chóng, vì vậy các trung tâm dữ liệu cũng theo đó phát triển. Ngay cả khi không có đủ nước.
Hiện tại, cả Google, Microsoft và Meta đang nỗ lực tìm ra những cách bền vững hơn để làm mát trung tâm dữ liệu của họ. Các công ty này cũng đang đầu tư nhiều tiền của cho các dự án bảo tồn nước ngầm. Tuy nhiên, các giải pháp của Big Tech cũng có giới hạn nhất định, khi chúng khó có thể chống lại thực tế của những ngày khô hạn, nóng nực ở Arizona.
Microsoft cho biết vào năm 2021 rằng các trung tâm dữ liệu ở Arizona của họ sẽ không sử dụng nước để làm mát. Thay vào đó, hãng này sử dụng phương pháp làm mát đoạn nhiệt, tức tận dụng không khí bên ngoài thay vì nước. Cần nói thêm rằng, phương thức này chỉ hoạt động hiệu quả khi nhiệt độ ngoài trời dưới 29 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ mùa hè ở thành phố Phoenix có thể lên tới 45 độ C.
Tham khảo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng