Một loạt doanh nghiệp vỡ nợ và đứng trước bờ vực phá sản, nhưng công ty này lại tìm thấy cơ hội 'in tiền' nhờ Covid-19 bùng phát
Theo một nhà phân tích, Netflix đã trở thành một thứ quan trọng đối với các gia đình, tương tự như nước rửa tay, trong thời điểm Covid-19 lây lan. Hiện tại, mức vốn hoá của công ty này là hơn 190 tỷ USD, có lúc thậm chí còn cao hơn Disney. Tuy nhiên, con đường củng cố vị thế dẫn đầu cũng xuất hiện nhiều thách thức.
- Những bộ phim khoa học - viễn tưởng hấp dẫn trên Netflix mà fan sci-fi không thể bỏ qua, từ hài hước cho đến hack não, đủ cả
- Henry Cavill chuẩn bị tái xuất trên Netflix với vai Sherlock Holmes, đóng cặp cùng sao Stranger Things
- Top smartphone màn hình nét căng, lớn đẹp lại có pin bền để Netflix & Chill cho hết kì nghỉ
Để hiểu về Netflix, bạn hãy quên nhân vật Joe Exotic trong bộ phim tài liệu đình đám "Tiger King" trong thời gian gần đây. Hãy nhìn vào nhân vật giáo sư của "Money Heist" (tựa tiếng Việt: Phi vụ tỷ đô) – bộ phim Tây Ban Nha chủ đề tội phạm, với nội dung một băng cướp lên kế hoạch cướp 2,4 tỷ euro xưởng in tiền tại Madrid.
Cũng giống như những tên tội phạm, Netflix đang chớp lấy cơ hội từ lệnh phong toả ở nhiều quốc gia trên thế giới để "in tiền". Giống như nhân vật giáo sư, CEO Reed Hastings thường đi trước phe cảnh sát một bước. Tương tự như băng cướp trong phim, Netflix luôn có một nguyên tắc vàng, đó là bám sát kế hoạch. Và cho đến nay, họ đã thành công.
Thành công hơn nhờ đại dịch
Ngay cả khi trong những ngày đầu tiên hoạt động, khi đĩa DVD vẫn là phương tiện xem phim phổ biến, thì Netflix đã "chiếm trọn" cảm tình và cả ví tiền của người đăng ký, với rất nhiều nội dung phong phú cùng dịch vụ khách hàng chất lượng. Khác với nhà cung cấp dịch vụ xem phim và chơi game qua DVD – Blockbuster, Netflix sở hữu hàng chục nghìn DVD có nội dung với mọi thể loại, dành cho mọi sở thích và đưa ra gợi ý dựa trên lựa chọn trước đó của người dùng.
Ngay từ đầu, Hastings tin rằng các bộ phim rồi sẽ được người dùng tải về máy. Nhưng thay vì thông qua các công ty truyền thông, hay mạng lưới truyền hình, hãng phim, ông đã đưa ra hướng tiếp cận mới lạ để phân phối và sản xuất phim. Trong quá trình này, ông đã củng cố thương hiệu Netflix, cơ sở người dùng và khả năng thúc đẩy tăng trưởng. Hiện tại, ứng dụng này đã trở nên phổ biến trên toàn cầu, mà chưa có đối thủ nào xứng tầm.
Ben Thompson đến từ Stratechery – một bản tin trực tuyến, giải thích rằng Netflix đã chuyển từ hình thức cho thuê DVD sang dịch vụ phát trực tuyến, đến phát triển nội dung gốc, mỗi lần như vậy được xây dựng dựa trên cơ sở người dùng đã có từ những bước trước đó. "Chiến lược bậc thang" này đã giúp Netflix "gắn bó" với nhiều hộ gia đình trên thế giới, đúng thời điểm nhu cầu sử dụng tăng mạnh trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát.
Hôm 21/4, sự thành công của Netflix đã trở nên rõ ràng hơn. Báo cáo lợi nhuận quý I, Netflix cho biết lượng đăng ký đã tăng 15,8 triệu trong 3 tháng đầu năm nay, gấp đôi so với dự kiến, nâng tổng số lên 183 triệu lượt đăng ký. Phần lớn đà tăng trưởng đến từ châu Âu và châu Á. Dù hoạt động sản xuất nội dung mới bị đình trệ trong thời gian dịch bệnh bùng phát, Netflix đã có thể trấn an người dùng với nội dung phong phú có sẵn.
Thậm chí, các nhà sản xuất và thiết kế đồ hoạ của công ty này đang rất bận rộn để chỉnh sửa một loạt nội dung tại nhà. Công ty này tự tin rằng đại dịch sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch phát hành các nội dung mới trong năm nay. Ngoài ra, sự khởi sắc này đã giúp họ trả lời những thắc mắc rằng công ty nợ rất nhiều để sản xuất nội dung là một yếu tố không bền vững, hay Netflix đã "đốt" 1 tỷ USD tiền mặt trong năm nay và năm 2019 là 3,3 tỷ USD. Điều này cũng lý giải tại sao hồ sơ đi vay của Netflix vốn được "đánh đồng" với trái phiếu rác, nay được vay với lãi suất tương đương với trái phiếu loại A như của Disney.
Thách thức "hoá" lợi thế
Đương nhiên, cốt truyện tốt vẫn có "lỗ hổng". Netflix thừa nhận rằng lượt đăng ký mới tăng với tốc độ tên lửa nhờ các biện pháp phong toả. Nếu đúng là như vậy, thì tốc độ này sẽ giảm đi khi các lệnh hạn chế được nới lỏng và quá trình "đốt tiền" lại được thổi bùng lên. Công ty cần tiền để tài trợ cho những dự án sản xuất nội dung mới. Hơn nữa, họ cũng chưa hết lo ngại về việc doanh thu quốc tế tăng lên cũng không thể bù đắp được đà tăng trưởng yếu đi của lượng đăng ký tại Mỹ - thị trường lớn nhất của họ.
Chưa dừng ở đó, điều đáng lo ngại không chỉ là người dùng bị hấp dẫn bởi các ứng dụng khác. Netflix còn đối diện với thực trạng: khi các công ty truyền thông khác khai thác dịch vụ stream thì họ sẽ từ chối bán các show mới hay cấp phép các show cũ cho Netflix như trước đây. Điều này sẽ khiến Netflix buộc phải chi nhiều hơn để cạnh tranh.
Dẫu vậy, các công ty khác lại gặp nhiều khó khăn trong thời điểm dịch bệnh bùng phát. Ví dụ, WarnerMedia tuyên bố sẽ ra mắt HBO Max vào ngày 27/5, nhưng khi lệnh hạn chế vẫn được áp dụng thì họ sẽ phải tạm từ bỏ "cuộc chơi". Do đại dịch, NBCUniversal (thuộc Comcast) cũng phải tạm ngừng kế hoạch ra mắt dịch vụ stream – Peacock. Theo đó, Netflix sẽ có thêm thời gian để củng cố vị trí dẫn đầu.
Hôm 22/4, AT&T cho biết doanh thu của WarnerMedia rớt thảm do chi quá nhiều cho quảng cáo. Trong khi đó, cả công ty này và Comcast đều đang chịu áp lực vì nợ. Cuộc suy thoái có thể sẽ khiến họ phải cắt giảm bớt chi tiêu cho mảng truyền hình cáp để phát triển dịch vụ stream, theo đó doanh thu sẽ tiếp tục đi xuống. Disney dù có được lợi thế từ Disney nhưng đang gặp khó khăn khi một loạt công viên phải đóng cửa. Kênh thể thao ESPN cũng không thể phát sóng trận đấu trực tiếp nào. Netflix lại làm nên điều khác biệt, khi không phụ thuộc vào quảng cáo như các doanh nghiệp trên.
Theo đó, tiền đề cho trận đấu cuối cùng trong "cuộc chiến stream" đã được tạo ra. Thay vì không bán nội dung cho Netflix, thì các đối thủ lại chật vật để sống sót. Chìm trong nợ, các công ty trên sẽ lại cấp phép cho Netflix sử dụng nội dung của mình. Trong khi đó, Disney sẽ thiếu tiềm lực tài chính để cạnh tranh. Amazon và Apple dù có vị thế tài chính mạnh, nhưng nội dung không phong phú như Netflix hay Disney . Bởi vậy, Netflix sẽ tận dụng cơ hội, củng cố vị thế dẫn đầu trên toàn cầu, không chỉ bằng việc phát hành những nội dung "bom tấn".
Tham khảo Economist
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng