Một món đồ trong toilet được đấu giá 235 tỷ đồng, gây tranh cãi kịch liệt nhưng vẫn trở thành biểu tượng nghệ thuật đình đám
Dù đã qua hơn 100 năm , tác phẩm kỳ lạ của họa sĩ người Mỹ Marcel Duchamp vẫn thu hút nhiều sự quan tâm và bàn luận của công chúng cho đến hiện tại.
- Chân dung tỷ phú tiền số vừa chi 6 triệu USD mua ‘quả chuối dán tường’, từng là học trò của Jack Ma
- Quả chuối vừa được mua vào buổi sáng với giá 9.000 đồng, buổi tối bán với giá 157 tỷ đồng
- Tại sao một quả chuối lại lơ lửng bên trong tàu vũ trụ Starship khi bay thử nghiệm?
- Trong não bộ bạn có những "neuron chuối", sinh ra chỉ để ngửi mùi chuối, và cả "neuron hoa sữa" nữa, liệu bạn có thể "tắt" chúng đi không?
- Chuỗi cung ứng của Apple bị gián đoạn do cháy nhà máy linh kiện ở Ấn Độ
Gần đây, cộng đồng mạng được một phen xôn xao khi tác phẩm nghệ thuật ý niệm Comedian của nghệ sĩ người Ý Maurizio Cattelan đã được bán với giá 6,2 triệu USD (hơn 157 tỷ đồng) tại cuộc đấu giá nghệ thuật đương đại của Sotheby's New York vào tối 20/11 vừa qua. Điều đáng nói là tác phẩm này chỉ đơn giản là một quả chuối được dùng băng dính để dán lên tường.
Sự nổi tiếng của tác phẩm này khiến nhiều người trở nên tò mò và quan tâm đến “nghệ thuật ý niệm”. “Nghệ thuật ý niệm” dùng để chỉ loại hình nghệ thuật mà ý tưởng hoặc khái niệm mà tác phẩm ấy thể hiện quan trọng hơn vấn đề thẩm mỹ hay bất kỳ điều gì liên quan.
Cách đây hơn 100 năm, có một tác phẩm nghệ thuật ý niệm, được xem là tác phẩm đầu tiên của loại hình nghệ thuật này cũng đã từng khiến công chúng kịch liệt tranh cãi. Tuy nhiên, trải qua cả thế kỷ, nó vẫn được xem là một huyền thoại đi vào lịch sử nghệ thuật. Đó chính là tác phẩm “Đài phun nước” (Fountain) của họa sĩ, nhà điêu khắc người Pháp - Marcel Duchamp.
“Đài phun nước” (Fountain) ra đời vào năm 1971 và vẫn được trưng bày cho đến hiện tại. Điều đặc biệt ở tác phẩm này là cũng như quả chuối dán tường, “đài phun nước” thực ra chỉ là một cái bồn tiểu nam được tác giả lật úp lại rồi ký thêm dòng chữ lên đó. Thậm chí, nó còn không phải do Marcel Duchamp làm ra, mà chỉ đơn giản là ông mua nó về. Chữ “R. Mutt” được ký lên trên được ghép từ “R” - viết tắt của “Richard”, tên tiếng lóng chỉ những kẻ hám tiền và “Mutt” ám chỉ công ty sản xuất ra chiếc bồn tiểu - JL Mott Ironwork.
Khi giải thích mục đích của tác phẩm này, Duchamp tuyên bố rằng chúng là những vật dụng hàng ngày được nâng lên thành tác phẩm nghệ thuật, thông qua sự lựa chọn của nghệ sĩ. Ông thách thức quan điểm truyền thống của nghệ thuật, nhấn mạnh rằng ý tưởng của nghệ sĩ quan trọng hơn quá trình chế tác ra tác phẩm. Duchamp cũng lập luận, bất cứ thứ gì cũng có thể là một tác phẩm nghệ thuật, dù nó tốt đẹp hay xấu xí, miễn là người nghệ sĩ chọn nó và gọi nó là nghệ thuật.
Ban đầu, mục đích ký tên “R. Mutt” của Duchamp là để ẩn danh và gửi đến triển lãm của Hiệp hội Nghệ sĩ Độc lập, một hiệp hội mà ông là thành viên sáng lập. Hiệp hội này tuyên bố họ sẽ chấp nhận bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào để trưng bày, nhưng Duchamp vẫn muốn sử dụng “Đài phun nước” này để xem họ thực sự cởi mở đến mức nào và có thực sự chấp nhận mọi tác phẩm được sáng tác tự do hay không. Duchamp cho rằng nếu đề tên thật, các thành viên của hội đồng sẽ chấp nhận ngay lập tức, vì thế ông quyết định dùng một cái tên khác. Cuối cùng, tác phẩm này đã bị từ chối vì được cho là “khiếm nhã và thô thiển”.
Sau khi bị hội đồng xét duyệt của triển lãm từ chối,Duchamp đã sắp xếp để nhiếp ảnh gia nổi tiếng Alfred Stieglitz chụp “Đài phun nước”. Tấm ảnh được tạp chí The Blind Man xuất bản cùng với đoạn văn giải thích: “Đài phun nước của ông Mutt không phải là một tác phẩm thô thiển. Ông đã lấy một vật dụng bình thường trong cuộc sống, đặt cho nó một cái tên và đưa ra góc nhìn mới, suy nghĩ mới về vật thể đó”.
Dù cho có nhiều tranh cãi xung quanh suốt cả thế kỷ, tác phẩm “Đài phun nước” của Duchamp vẫnđược các nhà sử học nghệ thuật và lý thuyết gia tiên phong coi là một dấu mốc quan trọng trong nghệ thuật thế kỷ 20. Đã có 16 bản sao “Đài phun nước” được làm vào những năm 1950 - 1960 và được thực hiện thông qua sự chấp thuận của tác giả Marcel Duchamp. Vào năm 2009, tác phẩm này từng được nhà đấu giá ở Anh - Christie's đấu giá lên đến 8.9 triệu euro (tương đương 235 tỷ đồng). Nhiều thông tin cho rằng, hiện nay tất cả những tác phẩm còn lại đều là bản sao, còn bản gốc năm 1917 đã mất tích.
(Theo Thecollector)
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng