Một nước trả giá gấp 10 lần để có bằng được một công nghệ Trung Quốc, đổi lại trở thành nước có thu nhập bình quân cao nhất thế giới
Nước có thu nhập bình quân cao nhất thế giới sẵn sàng trả gấp 10 lần quốc gia khác để sở hữu bằng được một công nghệ của Trung Quốc.
- Elon Musk và Tesla ăn mừng vì... biểu tình ngành ô tô: Hậu quả khi người lao động thất thế do xe điện cần ít nhân công hơn
- Tiktok đang biến các sàn TMĐT Đông Nam Á như Shopee, Lazada thành ‘đồ cổ’?
- Con đường Marvell trở thành “khổng lồ” 47 tỷ đô của ngành bán dẫn Mỹ và niềm tin vào Việt Nam: Tăng thêm 50% lao động, gấp đôi học bổng
- Thân thế khủng của bố mẹ 'tội đồ' Sam Bankman-Fried: Giáo sư luật Stanford, quen nhân viên SEC, giúp FTX vượt qua mọi rào cản pháp lý
Na Uy, một cường quốc hàng hải, được biết đến với các tiêu chuẩn cao đối với thiết bị kỹ thuật hàng hải. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, Na Uy hiện là nước có thu nhập bình quân cao nhất thế giới, đạt khoảng 95.510 USD. Na Uy sẵn sàng chi rất nhiều tiền để phát triển các công nghệ hàng hài cho quốc gia mình.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã liên tiếp chuyển giao nhiều công nghệ hàng hải khác nhau như đánh cá ngoài khơi thông minh, giàn khoan và tàu chở hóa chất bằng thép không gỉ cho Na Uy.
Remy Eriksson, chủ tịch Tập đoàn DNV GL, một công ty dịch vụ năng lượng và hàng hải nổi tiếng thế giới, cho biết: “ Trung Quốc đã chế tạo thành công các công nghệ tiên tiến và phức tạp, khiến Na Uy ngày càng công nhận chất lượng công nghệ ngoài khơi của Trung Quốc”.
Đặc biệt, công nghệ xây dựng giàn khoan ngoài khơi thông minh của Trung Quốc được Na Uy sẵn sàng trả gấp 10 lần quốc gia khác để sở hữu sớm nhất có thể. Cụ thể, Trung Quốc đã phát triển một hệ thống thông minh tích hợp nhiều công nghệ đầu tiên trên thế giới dành cho hoạt động xây dựng khoan ngoài khơi.
Các thiết bị thông minh gồm có thiết bị đầu cuối thông minh chống cháy nổ trông giống như điện thoại di động, robot phát hiện thông minh được trang bị thuật toán nhận dạng AI . Đặc biệt, quy trình hoạt động của giàn khoan thông minh của Trung Quốc xếp vào loại tốt nhất thế giới.
Đầu tiên, bộ xử lý thông minh sẽ cung cấp các đặc điểm địa chất để hình thành một hệ thống khoan tự động. Sau đó, máy khoan ứng dụng trí tuệ nhân tạo sẽ khoan điều khiển và đo lường theo thời gian thực với sự hỗ trợ của công nghệ đo lường, điều khiển khoan tiên tiến và sử dụng công nghệ 5W.
Công nghệ 5W này của Trung Quốc hiện đang tương đối phát triển, có tốc độ khoan ổn định. Hơn nữa, công nghệ này còn giúp đo lường và kiểm soát thời gian thực trong khi khoan (chẳng hạn như ghi nhật ký trong khi khoan, địa chấn trong khi khoan) và thu thập kịp thời các thông tin địa chất, địa tầng, môi trường và trạng thái khoan xung quanh.
Cùng với đó, hệ thống khoan trí tuệ nhân tạo sẽ đưa ra những phán đoán thông minh dựa trên dữ liệu ngầm mới nhất có được tại thời điểm đó, kết hợp với dữ liệu thăm dò địa chất đã biết trước để phát hiện ra vị trí mục tiêu.
Hệ thống vận hành giàn khoan trí tuệ nhân tạo có thể khoan liên tục, thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa hệ thống cẩu của giàn khoan và thiết bị truyền động. Thành phần cốt lõi của hệ thống giàn khoan thông minh của Trung Quốc là mũi khoan thông minh hiện đại nhất thế giới.
Mũi khoan thông minh bao gồm bốn phần, đó là: bộ phận đo cảm biến, bộ phận xử lý và lưu trữ dữ liệu máy tính, bộ phận cấp nguồn và bộ phận điều khiển. Bộ phận đo cảm biến có nhiệm vụ thu thập dữ liệu đo trong khi khoan thu được thông qua giám sát thời gian thực trong quá trình khoan như hướng, áp suất khoan, tốc độ quay và các thông số khác. Mục đích của hệ thống thông minh này là đảm bảo an toàn cho hoạt động khoan.
Trước đây, Trung Quốc cũng đã giúp Na Uy xây dựng giàn khoan ngoài khơi có thể chịu được các cơn, phù hợp để sử dụng trong các môi trường khắc nghiệt. Theo ông Yu Ya, Phó Chủ tịch Tập đoàn CIMC, điều kiện biển ở Biển Bắc Na Uy rất khắc nghiệt và các tiêu chuẩn tiếp xây dựng giàn khoan ngoài khơi cũng nghiêm ngặt. Đặc biệt, việc khai thác dầu khí đã giúp Na Uy phát triển kinh tế, góp phần trở thành nước có thu nhập bình quân thuộc top 1 thế giới.
Na Uy có nguồn dầu khí ngoài khơi lớn, nên quốc gia này rất cần công nghệ xây dựng giàn khoan ngoài khơi của Trung Quốc. Theo Tham tán Văn phòng Kinh tế và Thương mại của Đại sứ quán Trung Quốc tại Na Uy, trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay trong lĩnh vực kỹ thuật hàng hải và ngoài khơi, Na Uy chọn hợp tác với Trung Quốc cho thấy rằng Trung Quốc có lợi thế lớn trong nghiên cứu và phát triển các công nghệ ngoài khơi.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng