Có một số sự thật thú vị mà có thể bạn vẫn nhầm tưởng....
Trong cuộc sống đôi khi có những điều tưởng chừng như rất hiển nhiên nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược với những gì bạn nghĩ.
1. Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới?
Everest là một ngọn núi lớn khổng lồ, nhưng nó có thật sự cao nhất thế giới?
Trên thực tế, không phải như vậy. Chiều cao của một ngọn núi được tính từ chân núi đến đỉnh núi, chứ không phải là chỉ tính phần nhô lên trên mực nước biển của nó. Chính vì vậy, Mauna Kea mới là ngọn núi cao nhất.
Chỉ cao hơn mực nước biển 13.799 feet (4.206m), nhưng nếu tính cả phần lớn chiều cao dưới mực nước biển, nó đạt tới 33.465 feet (10.200 mét). Trong khi đó, Everest chỉ cao trên mực nước biển 29.029 feet (8.848 mét), và không có phần nào dưới mực nước biển.
2. Bạn vẫn nghĩ, một lượng nhiệt lớn của cơ thể mất đi qua da đầu.
Vào mùa đông, phần đầu thường hay bị lạnh nhất. Bạn bị mất khá nhiều nhiệt qua da đầu. Bởi vì da đầu có rất nhiều mạch máu. Bởi không có hoặc rất ít lớp mỡ dưới da đầu. Hoặc là bộ não là bộ phận rất quan trọng, và nó cần phải được giữ ấm. Điều đó đồng nghĩa với việc phải có một lượng máu khá lớn để giữ ấm mặc dù nhiệt từ đây có thể thoát nhanh nhất cơ thể.
Tuy nhiên, cũng có một sự thật khác là, nếu tính trên mỗi centimet vuông, thì lượng nhiệt bạn mất đi ở đầu cũng tương đương với các phần khác của cơ thể. Có chăng, chỉ là đầu là phần ít được che chắn như các phần khác của cơ thể. Bạn có quần áo để che người, tất để che chân, găng tay để che tay, khăn để quàng cổ, nhưng tí khi có gì đó để che mặt!
Vì vậy, nếu có ý định ngoài vào một ngày lạnh và bạn chợt nhận ra đầu của mình có vẻ lạnh hơn so với phần còn lại của cơ thể. Đó là do đầu của bạn không có gì che chắn. Bạn nên khắc phục bằng một chiếc mũ len, dù nó cũng không giúp bạn khỏi bị cảm lạnh.
3. Vạn Lý Trường Thành là công trình nhân tạo duy nhất có thể thấy được từ không gian.
Vạn lý Trường Thành - một công trình kiến trúc vĩ đại. Với 21.196 km chiều dài, đủ để nhiều người vẫn nhầm tưởng đây là công trình nhân tạo duy nhất có thể thấy được từ không gian.
Trên thực tế, bạn có thể thấy một vật thể nhân tạo từ không gian khi nó đủ lớn và được tăng độ tương phản bằng cách chiếu sáng vào ban đêm. Còn không, ngay cả ở những quỹ đạo gần trái đất nhất, cũng gần như không thể thấy gì bằng mắt thường.
Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc rất dài. Tuy nhiên nó được xây dựng chủ yếu từ những khối đá ở địa phương với màu sắc tương tự cảnh quan xung quanh nó. Vì vậy, trừ phi người ta sơn cả Trường Thành bằng màu khác nổi bật lên như màu đỏ chẳng hạn bằng không thì bạn cũng chả thể nào nhìn thấy nó từ ngoài không gian.
4. Chim mẹ sẽ bỏ con non nếu bạn chạm vào chúng
Vào một ngày đẹp trời, bạn ra ngoài sân và thấy chú chim non đang lúng túng trên mặt đất, trông như thế nó đang cố bay lên nhưng không thế được. Và bạn vội làm cho chú chim một cái tổ, bạn sẽ nuôi chú chim cho đến khi nó thật sự sẵn sàng bay. Vì rằng bạn đã chạm vào nó, và bố mẹ nó đã bỏ nó đi. Có lẽ bạn đã nhầm!
Chim non thường không rời khỏi tổ cho đến khi chúng sẵn sàng (hoặc ít nhất là hơi hơi sẵn sàng) để bay. Ở những lần bay đầu tiên, không thể tránh khỏi những sai sót. Nhưng điều đó không có nghĩa là chim bố và chim mẹ không theo dõi đứa con của chúng. Chúng có lẽ đang trong một cái cây gần đó, run lên khi đứa con ngốc nghếch quên đi bài học mà chúng đã dạy. Và nếu bạn để lại con chim bé một mình, có thể là chúng sẽ tới, ‘’cốc đầu’’ đứa con và bảo nó chú ý nhiều hơn trong vòng học bay tiếp theo.
Về vấn đề mùi - loài chim có khứu giác không quá tốt. Nên chim bố và chim mẹ sẽ không thể nhận ra nếu có chút mùi lạ trên những chiếc lông của chim con. Và thêm vào đó, chúng đã đầu tư quá nhiều thời gian và công sức để nuôi nấng, daỵ dỗ chim non, nên không dễ vì một chút mùi của con mà bỏ đi đâu nhỉ?
5. Có bốn vị cơ bản: ngọt, chua, mặn, đắng
Từ lâu, người ta vẫn biết đến bốn vị cơ bản là: ngọt, chua, mặn, đắng. Và mỗi vị này được phân vùng cảm nhận riêng biệt trên lưỡi. Đầu lưỡi cảm nhận vị ngọt. Ngay sau đó là vị mặn, vùng giữa của lưỡi là vị chua, còn phần phía sau là vị đắng. Điều này có nghĩa là, bạn thật sự thấy được vị ngọt khi thức ăn chạm vào vùng đầu lưỡi, và ít hoặc không cảm thấy khi nó chạm vào các vùng khác.
Ngoài bốn vị cơ bản trên, còn một vị cơ bản thứ năm: đó là vị umami (có thể tạm dịch là vị ngon). Lịch sử của vị ngon gắn liền với cái tên Kikunae Ikeda, nhà hóa học Nhật Bản nổi tiếng đã tìm ra bản chất của vị umami (vị ngon).
Trong một thời gian dài, các nhà khoa học vẫn tranh cãi rằng liệu umami có thực sự là một vị cơ bản hay không? Nhưng vào năm 1985, tại Hội thảo khoa học quốc tế về vị Umami lần đầu tiên ở Hawaii, thuật ngữ Umami chính thức được công nhận là thuật ngữ khoa học để mô tả vị của glutamat và nucleotit. Hiện nay, umami được công nhận rộng rãi như là vị cơ bản thứ năm.
6. Máu nghèo oxy có màu xanh
Trên cơ thể con người có hai loại mạch máu: động mạch và tĩnh mạch. Động mạch thường nằm sâu nên ít thấy được từ bên ngoài. Chúng ta chỉ thường thấy những tĩnh mạch màu xanh chạy ngoằn nghèo khắp cơ thể. Và nhiều người vẫn tưởng, máu chảy trong tĩnh mạch có màu…xanh.
Nhưng không! Máu trong cơ thể, sau khi qua phổi để trao đổi khí, trở thành máu giàu oxy, có màu đỏ tươi, trở về tim và theo các động mạch đi nuôi cơ thể. Tĩnh mạch dẫn máu từ các cơ quan (máu nghèo oxy), trở về tim để lên phổi trao đổi khí. Trên thực tế, máu nghèo oxy có màu đỏ đậm (đỏ thẫm). Hoàn toàn không phải màu xanh. Còn các tĩnh mạch có màu xanh là do sự biến đổi ánh sáng qua lớp cơ tĩnh mạch.
7. Tắc kè hoa thay đổi màu sắc để thích nghi với môi trường xung quanh.
Tắc kè hoa là một trong năm loài thú vị nhất trên thế giới. Chúng trông rất ngộ nghĩnh, đôi chân chỉ có hai ngón, mắt tròn, nhỏ, và chiếc đuôi ‘’ siêu xoắn’’. Có một điều không thể không nhắc đến khi nói về Tắc Kè Hoa, đó là chúng có thể biến đổi màu sắc của cơ thể.
Nhưng sự thay đổi màu sắc ấy không như những gì người ta vẫn nghĩ. Những biến đổi ấy không hoàn toàn là mang mục đích nguy trang, để hòa lẫn vào môi trường xung quanh. Mỗi loài tắc kè hoa, thường chỉ gắn với một số màu nhất định, và dù môi trường có thay đổi thế nào, dù muốn hòa lẫn thế nào đi nữa thì chũng cũng chỉ có thể sử dụng ngần ấy màu đấy.
Thêm một điều nữa, sự thay đổi màu sắc của Tắc Kè Hoa thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vật lý, thay đổi sinh lý và tình cảm. Nếu chúng cảm thấy tức giận hay sợ hãi hay trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, chúng sẽ thay đổi màu sắc cơ thể dựa vào việc sử dụng các tế bào tế bào sắc tố. Chúng cũng thay đổi màu sắc như một cách để giao tiếp, trong những cách cư xử khác nhau. Ánh sáng và nhiệt độ cũng đóng vai trò lớn trong việc pha màu của chúng.
8. Bạn có biết con người có một giác quan gọi là xúc giác?
Trên cơ thể bạn được phủ đầy những receptor, chúng là những thụ thể thần kinh phân bố ở khắp nơi. Các thụ thể nhiệt ở da giúp bạn cảm thấy nóng kho chạm vào lửa (và do đó bạn rụt tay lại), các thụ thể đau giúp bạn cảm thấy đau khi bị một con của cắp (và phản xạ sau đó là bạn sẽ vứt nó đi).
Không chỉ ở da và niêm mạc là các thụ thể tiếp nhận cảm giác thô sơ (nhiệt, đau, áp lực), các thụ thể ở cơ khớp cho bạn cảm giác sâu, cảm giác về tư thế (cảm giác bản thể). Hãy thứ nhắm mắt lại, và đưa tay chạm lên mũi bạn. Bạn có thể làm một cách đễ dàng nhờ việc tưởng tượng và định hướng vị trí không gian của các phần khác nhau trong cơ thể.
Tham khảo: howstuffworks.com.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng