"Liệu pháp kết hợp này cung cấp một đáp ứng hoàn toàn - một đáp ứng có thể chữa khỏi- trong điều trị u hắc tố".
Một nghiên cứu vừa được công bố trong Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ (PNAS) sẽ mang đến tin vui cho các bệnh nhân ung thư da, cụ thể là những người mắc u hắc tố (melanoma).
Theo đó, các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu Scripps đã phát triển thành công một loại vắc-xin mới – mà khi kết hợp với các liệu pháp hiện có – sẽ cho hiệu quả điều trị 100%, không chỉ tiêu diệt khối u hắc tố mà còn ngăn chặn nó tái phát.
Theo Giáo sư Dale Boger, người đồng dẫn đầu nghiên cứu với nhà khoa học đoạt giải Nobel Bruce Beutler: "Liệu pháp kết hợp này cung cấp một đáp ứng hoàn toàn - một đáp ứng có thể chữa khỏi- trong điều trị u hắc tố".
"Liệu pháp kết hợp này cung cấp một đáp ứng hoàn toàn - một đáp ứng có thể chữa khỏi- trong điều trị u hắc tố"- giáo sư Dale Boger
100% những con chuột đã sống
Vắc-xin mới đã được thử nghiệm trên chuột. Trong đó, các nhà khoa học đưa ra 3 lựa chọn điều trị khác nhau cho 3 nhóm chuột mắc ung thư hắc tố.
Cả 3 nhóm đều được điều trị bằng một liệu pháp miễn dịch ung thư gọi là anti-PD-L1. Nhưng nhóm thứ nhất sẽ được tiêm thêm vắc-xin. Nhóm thứ 2 được tiêm vắc-xin kết hợp với một phân tử gọi là Diprovocim. Nhóm thứ 3 được tiêm vắc-xin cùng một tá dược.
Diprovocim là một chất bổ trợ giúp tăng cường điều trị ung thư qua đáp ứng miễn dịch. Hợp chất này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học, bởi vì tổng hợp và tinh chỉnh nó rất dễ dàng.
Trong nghiên cứu của các nhà khoa học ở Viện Scripps, họ phát hiện 8 con chuột đã được chủng ngừa vắc-xin cùng với Diprovocim và liệu pháp anti-PD-L1 có tỷ lệ sống đạt 100% trong 54 ngày.
Trong khi đó, những con chuột chỉ được tiêm vắc-xin cùng với anti-PD-L1 đều tử vong. Nhóm chuột thứ 3 nhận được anti-PD-L1, tiêm vắc-xin với tá được chỉ đạt tỷ lệ sống 25%.
"Thật thú vị khi thấy thuốc chủng này hoạt động đồng thời với liệu pháp miễn dịch ung thư anti-PD-L1", Giáo sư Boger nói.
Diprovocim là một chất bổ trợ giúp tăng cường điều trị ung thư qua đáp ứng miễn dịch
Vắc-xin cũng ngăn ngừa ung thư tái phát
Tuy nhiên, điều này không phải là lý do duy nhất khiến các nhà nghiên cứu phấn khích. Thực tế, vắc-xin thử nghiệm còn có một tác dụng tích cực khác nữa - cụ thể, nó bảo vệ cơ thể những con chuột và chống ung thư tái phát.
"Cũng giống như một loại vắc-xin có thể đào tạo cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài, vắc-xin này đào tạo hệ thống miễn dịch để chống khối u quay lại", Giáo sư Boger nói.
Các nhà khoa học phát hiện ra, khi họ cố gắng kích hoạt các khối u hắc tố mới ở những con chuột trong nhóm thử nghiệm thứ hai, "nó đều không thành công", Giáo sư Boger nói. "Những con chuột đã được tiêm phòng chống lại nó", ông giải thích thêm.
Các thí nghiệm tiếp theo đã tiết lộ cơ chế tuyệt vời phía sau liệu pháp kết hợp. Các nhà nghiên cứu xác định rằng Diprovocim làm tăng phản ứng miễn dịch bằng cách "thúc đẩy" hệ miễn dịch sản xuất bạch cầu thâm nhập vào khối u. Các tế bào bạch cầu sau đó đã có thể tấn công và loại bỏ ung thư.
Giáo sư Boger và nhóm nghiên cứu cũng lưu ý rằng, vắc-xin kết hợp với Diprovocim có thể được phân phối khá dễ dàng, vì chúng không cần phải tiêm trực tiếp vào khối u ung thư để có hiệu quả.
Thay vào đó, bệnh nhân có thể được tiêm bắp như bình thường và chỉ cần tiêm 2 mũi cách nhau 7 ngày.
Trong giai đoạn tới, các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục thử nghiệm tiền lâm sàng loại vắc-xin mới này, đồng thời kiểm tra hiệu quả của nó khi kết hợp với các liệu pháp chữa trị ung thư khác.
Tham khảo Theverger, Medicalnewstoday
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng