Với khả năng làm chậm lại quá trình chín của hoa quả, nhưng không gây hại cho người dùng, Apeel có thể giải quyết một trong những vấn đề đau đầu của hoa quả Việt cũng như thế giới: rác thải thực phẩm.
Tình trạng “được mùa rớt giá, được giá mất mùa” đã trở thành điệp khúc quen thuộc với nông sản Việt Nam khi công nghệ bảo quản vẫn còn yếu kém, đặc biệt là các loại hoa quả tươi, ví dụ như vải thiều. Những loại hoa quả này thường có thời hạn bảo quản ngắn, làm cho chất lượng sản phẩm xuống rất nhanh sau khi chín, do vậy nhà vườn luôn phải chịu áp lực bán càng nhanh càng tốt trước khi hoa quả bị hỏng không thể bán được.
Không những vậy, thời hạn bảo quản ngắn còn làm cho sản phẩm không thể giữ được độ tươi khi vận chuyển đi xa, hạn chế khả năng tiêu thụ ở những thị trường có khoảng cách địa lý xa hơn. Điều này càng làm cho hoa quả Việt Nam phụ thuộc vào một số thị trường có khoảng cách gần như Trung Quốc cũng như một số đầu mối tiêu thụ nhất định.
Trong khi đó, các giải pháp bảo quản hoa quả tươi bằng hóa chất thường bị xem là quá độc hại và không đảm bảo an toàn cho người sử dụng nên cũng không mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho hoa quả Việt. Thế nhưng một startup tại Mỹ, Apeel Sciences, đang mang lại một giải pháp hữu ích không chỉ cho hoa quả và nông sản Việt, mà còn cho vấn nạn rác thải thực phẩm trên toàn cầu.
Để kéo dài thời hạn sử dụng với trái cây và rau quả nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Apeel sử dụng các vật liệu có gốc thực vật như vỏ trái cây và rau để tạo ra một lớp phủ vô hình và tự nhiên. Lớp phủ này vô hình, mỏng, và không có hương vị và được FDA xác định là “được công nhận chung là an toàn.”
James Roger, nhà sáng lập của Apeel Sciences.
Ban đầu lớp phủ này ở dạng bột, sau đó nó được trộn với nước để tạo ra một dung dịch có thể nhúng hoa quả và rau vào trong đó. Kết quả là lớp phủ đó sẽ làm chậm lại việc mất nước và quá trình oxy hóa, kéo dài thời hạn sử dụng của các loại trái cây và rau quả được nhúng vào dung dịch lên đến nhiều tuần, thậm chí gấp đôi thời hạn sử dụng.
Chuỗi bán lẻ Costco và chuỗi cửa hàng tạp hóa Harps Food Stores bắt đầu bán những quả bơ được phủ với sản phẩm của Apeel, và chúng có thể ở trên kệ hàng lâu gấp đôi trước khi bị hỏng (lên đến hơn một tuần sau khi quả chín).
Các loại hoa quả được bảo quản với Edipeel, sản phẩm làm chậm quá trình chín hoa quả của Apeel.
“Điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải bỏ đi ít sản phẩm hơn, và cũng có nghĩa là chất lượng sản phẩm cao hơn trong tủ lạnh nhà bạn.” James Rogers, nhà sáng lập của startup Apeel Sciences cho biết. “Chúng tôi làm chậm lại nhịp kêu tích tắc của chiếc đồng hồ. Và bằng cách làm được điều đó, bạn có thêm cơ hội tận hưởng đồ ăn trong nhà mình, và bạn sẽ chỉ phải ném chúng đi ít hơn.”
Không chỉ vậy, loại chất bảo quản này còn giúp cho các nhà bán lẻ gia tăng cạnh tranh trong ngành bán lẻ bằng cách giảm chi phí cung ứng. Một nghiên cứu được thực hiện bởi reFed, một tổ chức bao gồm các nhóm phi lợi nhuận như Rockfeller Foundation và các công ty thực phẩm lớn như General Mills và Walmart, cho thấy rác thải thực phẩm làm các nhà bán lẻ Mỹ tiêu tốn đến hơn 18 tỷ USD.
Nhưng Rogers hy vọng rằng, giải pháp của mình không chỉ có tác dụng ở một số thị trường riêng biệt như Mỹ, mà nó còn có thể có tác động lên quy mô toàn cầu. Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc cho biết rác thải thực phẩm mỗi năm tiêu tốn đến 2,6 nghìn tỷ USD trên toàn cầu.
Tầm nhìn và triển vọng của Apeel đã thuyết phục được những nhà đầu tư nổi tiếng trên thế giới như tỷ phú Bill Gates và quỹ đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz là hai trong số đó. Bản thân Apeel cũng được trang CNBC bầu chọn trong top 2018 CNBC Disruptor – những người làm thay đổi bộ mặt thế giới.
Tham khảo CNBC
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng