Mưa lớn khiến bề mặt Châu Phi lộ vết nứt khổng lồ, dấu hiệu cho thấy Lục Địa Đen sẽ "sớm" tách ra làm đôi
Vết nứt cắt qua một loạt nhà cửa, làng mạc và đường sá.
- Phát hiện hóa thạch của nhóm người tiền sử đầu tiên rời khỏi Châu Phi
- Voi châu Phi đang tiến hóa thành voi không ngà vì bị săn trộm quá nhiều
- Với tính năng selfie, hãng smartphone chưa ai từng nghe tên này đánh bại cả Apple, Samsung, Huawei... ở châu Phi như thế nào?
- Đây là bằng chứng cho thấy lục địa châu Phi sẽ cắt làm đôi trong tương lai xa
- Đây là đất nước được dự đoán sẽ trở thành "Trung Quốc thứ 2" tại Châu Phi
Tháng Ba vừa qua, Kenya hứng chịu đợt mưa lớn khiến nhiều khu dân cư bị ngập úng, cơ sở hạ tầng ảnh hưởng nặng nề, chính quyền còn phải phong tỏa nhiều tuyến đường chính do nước dâng và đường hỏng. Thế nhưng còn một hệ lụy nữa diễn ra sau cơn mưa, một sự thật khiến khoa học giật mình và có thêm thứ để nghiên cứu: mưa lớn khiến mặt đất lộ ra khe nứt khổng lồ, bằng chứng cho thấy Châu Phi sẽ tách ra làm đôi nội trong 10 triệu năm tới.
Nước mưa tạo ra khe nứt trải dài nhiều kilomet gần thị trấn Mai Mahiu tại Rift Valley - Thung lũng Khe nứt (tên hợp cảnh vô cùng), cắt ngang qua đường cao tốc khiến nhiều tài xế mất xe, nhiều nông dân mất đất và mất nhà.
Các nhà khoa học cho rằng hoạt động địa chấn và việc mảng lục địa dịch chuyển đã gây ra khe nứt lớn, thế nhưng nhiều người chỉ ra rằng các máy đo đã không phát hiện ra hoạt động địa chất nơi đây, và khe nứt này có thể lộ thiên thông qua hiện tượng “thông ống - piping”. Piping là hiện tượng thường thấy sau cơn mưa lớn, khi lớp đất mềm nằm sâu bên dưới đã không chịu được áp lực, chúng vỡ bung và khiến mặt đất mở ra.
Đường cao tốc tại Mai Mahiu vỡ lở do khe nứt lớn chạy ngang.
Hệ thống Khe nứt Đông Phi - The East African Rift System (EARS) là một phần của Thung lũng Khe nứt Lớn, trải dài hàng ngàn kilomet từ Vịnh Aden cho tới phía Bắc Mozambique, đất nước nằm tận phía Nam Châu Phi. EARS là một khe nứt vẫn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, theo thời gian nó sẽ làm thạch quyển - lớp vỏ ngoài cùng của Trái Đất - mỏng dần đi, khiến lòng biển căng ra và khiến địa hình quanh khe nứt thay đổi; tới giai đoạn cuối cùng, khe nứt sẽ cắt cả lục địa ra làm đôi.
Khi quá trình địa chất này kết thúc, đa phần điện tích Châu Phi sẽ nằm trên mảng kiến tạo Nubian; Somalia và một phần của Kenya, Ethiopia và Tanzania sẽ tách khỏi Châu Phi, trở thành một lục địa mới nằm trên Mảng kiến tạo Somali.
Nhiều năm qua, ánh mắt các nhà khoa học liên tục đổ dồn về Châu Phi, tìm kiếm câu trả lời cho bí ẩn tại sao hai mảng kiến tạo lớn lại dần tách ra. Mà đây cũng chẳng phải lần đầu tiên một khe nứt lớn xuất hiện tại khu vực Sừng Châu Phi: khoa học đã từng thấy đường cắt tại Tam giác Afar, chạy ngang Ethiopia, Eritrea và Djibouti. Lịch sử địa chất cũng có tài liệu liên quan: đây chính là quá trình địa chất đã khiến Châu Phi tách khỏi Nam Mỹ 138 triệu năm trước.
Các nhà khoa học nói rằng chỉ vì ta không tận mắt thấy các vết nứt hình thành, không có nghĩa là tốc độ hình thành lục địa nhanh chóng mặt không tồn tại. “Những sự kiện lớn, ví dụ như hố tử thần đột ngột xuất hiện hay những cơn động đất lớn kinh hoàng có thể khiến chúng ta chú ý hơn, nhưng đa phần, việc Châu Phi tách ra thành nhiều mảnh lại chẳng khiến ai quan tâm”, Lucia Perez Diaz, một nhà nghiên cứu địa chất tại Đại học London cho hay.
Tham khảo Quartz
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng