Mua rau quả sạch trong siêu thị rồi, nhưng về nhà có cần rửa lại không?

    zknight,  

    Bạn khó có thể yên tâm 100%.

    Rau quả và trái cây được bày bán trong siêu thị, dĩ nhiên, đã được nhà sản xuất "rửa sạch" trước đó. Nhưng rửa sạch theo kiểu của nhà sản xuất là thế nào? Và liệu người tiêu dùng có phải rửa thêm một lần nữa cho an toàn? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

     Mua rau sạch trong siêu thị rồi nhưng về nhà có cần rửa lại không?

    Mua rau sạch trong siêu thị rồi nhưng về nhà có cần rửa lại không?

    Trong trái cây và rau quả ẩn chứa những nguy cơ gì?

    Có nhiều loại rau và trái cây mà chúng ta thường ăn sống. Đó là lý do mà mọi người lo ngại về chất lượng vệ sinh, an toàn khi mua chúng từ siêu thị. Chẳng hạn bạn dùng rau hay trái cây để làm một ly sinh tố. Nếu chúng không được tiệt trùng, bạn có thể uống vào cả các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, Campylobacter, Listeria hay E. coli...

    Ngoài ra, các loại trái cây và rau quả ăn sống có thể chứa cả dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các chất độc sinh ra từ nấm mốc trên bề mặt quả hoặc thậm chí sâu bên trong lớp vỏ.

    Trái cây tươi và rau quả cũng có thể chứa các tác nhân gây dị ứng. Các chất hóa học này có thể là tự thân chúng sinh ra, hoặc cũng có thể bị nhiễm vào từ nguồn khác. Tác nhân dị ứng sẽ gây nhiều phiền toái cho những người không có khả năng dung nạp các chất này.

    Mặc dù vậy, khi nói đến rau quả, chúng ta vẫn sợ nhất là các vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh. Chúng là tác nhân gây hại phổ biến nhất.

    Khi vô tình ăn phải một lượng nhỏ vi khuẩn, hệ miễn dịch có thể giúp bạn phòng thủ. Thế nhưng, nếu chẳng may lượng mầm bệnh quá lớn hoặc hệ miễn dịch quá yếu, cơ thể bạn sẽ nhanh chóng bị đánh bại. Các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở và lan rộng khắp cơ thể. Bạn sẽ bắt đầu bị ốm.

    Trong những năm gần đây, có một số loại trái cây và rau quả được xác nhận là nguồn tiềm năng mang các tác nhân gây bệnh, ví dụ như: giá đỗ, cần tây và dưa vàng. Xảy ra trên quy mô lớn, chúng có thể gây ra những vấn đề thực sự cho xã hội, thậm chí thiệt hại kinh tế.

     Nếu rau quả không được tiệt trùng, bạn có thể sẽ ăn cả vi khuẩn gây bệnh trong ly sinh tố này

    Nếu rau quả không được tiệt trùng, bạn có thể sẽ ăn cả vi khuẩn gây bệnh trong ly sinh tố này

    Năm 2015, ở Hoa Kỳ có một đợt bùng phát dịch bệnh Listeriosis. Những quả táo nhúng caramel được sản xuất, đóng gói mà vẫn nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes. Bởi các sản phẩm được xuất khẩu, nó đã gây ra 35 ca nhiễm bệnh ở tất cả 12 nước. Đáng tiếc, 3 người trong số họ đã tử vong.

    Trước đó, năm 2011 nước Đức đã trải qua một dịch HUS (nhiễm trùng làm hệ thống tiêu hóa sản xuất ra độc tố, phá hủy tế bào hồng cầu và gây tổn thương cho thận) lớn chưa từng có trong lịch sử. Nguồn gây bệnh được xác định là một chủng E.coli trên rau giá.

    Chỉ trong 3 tháng, có gần 4.000 người mắc bệnh với các triệu chứng như: đau đầu, tiêu chảy. Hơn 800 người nhận chẩn đoán HUS. Các nhà chức trách báo cáo 53 trường hợp tử vong.

    Cùng năm tại Mỹ, dưa vàng nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes đã giết chết 30 người tại 28 tiểu bang. 16 người khác may mắn sống sót sau khi mắc bệnh vì được điều trị tích cực.

    Quốc gia được coi là đất nước có nguồn thực phẩm an toàn bậc nhất thế giới, Australia cũng không nằm ngoài danh sách. Ở đây, một số lượng đáng kể các ca nhiễm bệnh từ thực phẫm vẫn được báo cáo hàng năm. OzfoodNet, một tổ chức chính phủ cho biết: Trong riêng quý 4 năm 2013, Australia có tất cả 647 vụ bùng phát dịch bệnh đường tiêu hóa được ghi nhận, bao gồm cả các bệnh lây nhiễm từ thực phẩm.

    Các nhà sản xuất rửa trái cây và rau quả liệu đã sạch?

    Nếu trên quy mô sản xuất lớn của các hãng thực phẩm, rửa trái cây và rau quả là một trong những công đoạn xử lý quan trọng nhất. Rửa trong quy trình được thiết kế nhằm mục đích loại bỏ bụi bẩn, thuốc bảo vệ thực vật và vi khuẩn. Rửa không chỉ cải thiện độ an toàn và chất lượng rau quả, nó còn tăng thời gian bảo quản và sử dụng sản phẩm.

    Xem cách các nhà sản xuất thực phẩm rửa rau

    Tuy nhiên, có một điều đáng lưu ý là chất lượng nước. Liệu các cơ sở sản xuất có sử dụng nguồn nước sạch đảm bảo? Trong trường hợp chính bản thân nguồn nước rửa trái cây và rau quả bị ô nhiễm, nó sẽ gây hại. Ngay cả khi sử dụng nguồn nước sạch, nếu nước được tái sử dụng trong một số công đoạn, nó cũng vẫn có thể gây lây nhiễm chéo giữa các loại rau quả.

    Rửa bằng nguồn nước sạch hoàn toàn có thể làm giảm đáng kể mức độ tàn dư của tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nó sẽ không làm sạch được hoàn toàn các mầm bệnh đã xâm nhập sâu trong các vết nứt, đường rãnh hay kẽ giữa các tế bào của trái cây và rau quả.

    Một khi mầm bệnh trú ngụ được trong các vị trí ấy, chúng vẫn có thể tồn tại và lây. Do đó sản phẩm dù đã được rửa trước khi vào siêu thị vẫn có thể không an toàn 100%. Trong trường hợp gọt vỏ, bạn có thể tránh được các tác nhân gây bệnh trên bề mặt trái cây, nhưng nó cũng để lại một nguy cơ lây nhiễm chéo cho phần bên trong thịt quả.

    Biện pháp mà bạn cho là an toàn nhất, nấu ăn sẽ giết chết hầu hết các vi khuẩn gây bệnh. Nhưng đối với một số hợp chất sản xuất không dung nạp, chúng có thể chịu nhiệt và nếu vậy vẫn gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Rửa có thể giúp loại bỏ một phần các hợp chất này, nhưng một phần không phải là tất cả.

    Nhìn đâu cũng thấy nguy cơ, bạn nên làm gì?

     Bạn có nên rửa rau quả sau khi mua từ siêu thị không? Câu trả lời dĩ nhiên là có.

    Bạn có nên rửa rau quả sau khi mua từ siêu thị không? Câu trả lời dĩ nhiên là có.

    So với các thế kỷ trước đây, nguy cơ ăn phải các loại thực phẩm ô nhiễm ngày nay lớn hơn nhiều. Tuy nhiên, tin tốt là hầu hết các bệnh lây nhiễm từ thực phẩm đều có thể phòng ngừa.

    Bạn có nên rửa rau quả sau khi mua từ siêu thị không? Câu trả lời dĩ nhiên là có. Nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rửa súp lơ xanh và rau diếp dưới vòi nước máy sẽ giúp loại bỏ đáng kể vi khuẩn E.coli còn sót lại. Mặc dù đáng kể không có nghĩa là hoàn toàn, nhưng một nồng độ mầm bệnh thấp hơn sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh.

    Do đó, rửa trái cây và rau quả bằng nước sạch tại nhà, kể cả với các sản phẩm đã được rửa trước khi bán trong siêu thụ là một bước quan trọng để phòng tránh ngộ độc thực phẩm.

    Bên cạnh đó, bạn lưu ý đừng bao giờ ăn hoặc mua thực phẩm đã hư hỏng. Mặc dù bề ngoài, hương vị và mùi của một số loại thực phẩm đã hỏng, đôi khi, không khác là mấy so với thực phẩm còn tươi. Một chú ý nữa, hãy chắc chắn rằng bề mặt bếp nhà bạn thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ. Tuân thủ nhiệt độ và thời gian nấu ăn đủ để diệt vi khuẩn, trên 100 độ C và cẩn thận với các món tái trần.

    Rửa sản trái cây và rau quả là một bước quan trọng để đảm bảo thực phẩm của bạn trở nên an toàn hơn. Nhưng vậy không có nghĩa là bạn có thể yên tâm 100%. Hãy thường xuyên theo dõi thông tin từ phương tiện truyền thông. Bởi nếu có bất kỳ dịch bệnh do thực phẩm nào xảy ra, bạn có thể cập nhật ngay được tình hình và tránh mua phải thực phẩm bẩn.

    Tham khảo Theconversation

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày