Mức đãi ngộ đến nhân viên Google, Facebook cũng phải thèm của tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh nhất trong lịch sử

    PV,  

    Môi trường làm việc tại East India ở thời điểm thế kỷ 18 có thể nói tuyệt vời ngang ngửa, thậm chí hơn nhiều so với những tập đoàn lớn nhất thế giới thời điểm hiện tại.

    East India có lẽ là tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh nhất trong lịch sử thế giới. Được thành lập vào năm 1600 do nữ hoàng Elizabeth quyết định cấp vốn và kèm theo độc quyền kinh doanh với các nước châu Á. Sức mạnh của tập đoàn này đã lan tỏa rộng khắp từ Mũi Hảo Vọng cho tới Trung Quốc.

    Dù được thành lập ban đầu nhằm mục đích thương mại với Đông Ấn, nhưng thực tế East India chỉ giao dịch chủ yếu với tiểu lục địa Ấn Độ và Trung Quốc.

    Tuy vậy, sức ảnh hưởng của họ thậm chí còn vượt xa khu vực này. East India sở hữu rất nhiều cảng biển tại Singapore, Penang và là nhân tố chính góp phần phát phiển các thành phố bao gồm cả Mubai, Kolkata và Chennei.

    Đây cũng là một trong những công ty sử dụng lao động lớn nhất tại Anh và ngoài ra còn thuê một lượng lớn nhân lực ở nước ngoài ví dụ như tại Ấn Độ, họ có khoảng 260.000 nhân viên.

    East India định hình nên cuộc sống hàng ngày của nước Anh và trên toàn châu Âu, từ những cốc trà người dân uống mỗi buổi sáng đến vải vóc và quần áo mặc mỗi ngày.

    Để cho dễ hình dung, có thể tưởng tượng East India không chỉ nắm trong tay thế lực giống như Google và Amazon thời điểm hiện tại, họ còn nhận được phê chuẩn độc quyền kinh doanh của nhà nước và quyền thu thuế ở nước ngoài...

    Điều đáng nói là đi kèm với sức ảnh hưởng không tưởng đó, môi trường làm việc tại East India ở thời điểm thế kỷ 18 có thể nói tuyệt vời ngang ngửa, thậm chí hơn nhiều so với những tập đoàn lớn nhất thế giới thời điểm hiện tại. Không chỉ có trụ sở ấn tượng ngang Facebook , những đặc quyền cho nhân viên của East India được xem là tốt hơn cả Google.

    Trụ sở chính đẹp ngang Facebook

    Trụ sở mới của Facebook ở Menloo Park, California rộng 430.000 sqft (khoảng 40.000m2) – được thiết kế bởi Frank Gehry đang được xem là mặt sàn làm việc lớn nhất thế giới với toàn bộ diện tích mái rộng tới 9 mẫu. Trong khi đó, trụ sở chính của Google có sàn chơi bowling và 7 trung tâm thể hình.

    Ở thời điểm thế kỷ 18, các lãnh đạo tại East India cũng đã muốn tạo ra một thiết kế văn phòng thật ấn tượng và đẹp mắt.

    Khi tòa nhà được xây dựng lại vào những năm 1790, trường phái nghệ thuật tân cổ điển đang cực kỳ phổ biến và khi hoàn thành nó đã trở thành tổ hợp với 6 cột trụ đứng hoành tráng. Ở chính giữa là bức tường trang trí cầu kỳ có chân dung vị vua George III.

    Bước vào bên trong, khung cảnh trụ sở của East India được trang hoàng đẹp ngoài sức tưởng tượng với những bức phù điêu bằng đá cẩm thạch, tượng đá...

    Đãi ngộ nhân viên tốt hơn Google

    Nếu như các công ty công nghệ đình đám hiện nay như Google, Facebook nổi tiếng có những đặc quyền đáng mơ ước dành cho nhân viên thì thực tế East India đã làm được điều này từ thế kỷ 18. Cho tới tận khi chi phí bị cắt giảm vào năm 1834, công ty này vẫn cung cấp bữa sáng miễn phí cho các nhân viên tới sớm.

    Đó là ở trụ sở chính, còn tại các nhà máy ở nước ngoài, các bữa ăn được phục vụ miễn phí trong ngày. Thậm chí, các đầu bếp được thuê đa dạng như ở nhà máy Surat có 1 đầu bếp người Anh, 1 người Ấn và một người Thổ Nhĩ Kỳ để có thể đảm bảo khẩu vị ăn phù hợp với mọi nhân viên.

    Bữa ăn thường có hạnh nhân, nho khô, thịt bò, thịt gà và rất nhiều rượu. Thậm chí trong những ngày chủ nhật hay ngày lễ, bữa ăn còn được bổ sung thêm rất nhiều món ngon gồm cả thịt thỏ và quả anh đào.

    Tại một xưởng đóng tàu ở London của East India còn trang bị một quán bar chuyên phục vụ rượu bia cho các công nhân. Dĩ nhiên có điều kiện đi kèm là họ không được mua quá 3 panh (tương đương 0,43 euro hiện nay) mỗi ngày.

    Trả lương “khủng”

    Cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, nhân viên tại East India là một trong những vị trí có mức lương cao nhất tại Anh. Làm việc càng lâu, lương của nhân viên East India càng cao.

    Ví dụ nếu trong năm 1815, một nhân viên mới thường được trả mức lương 40 euro mỗi năm (tương đương 41.138 USD hiện nay), thì sau khi làm được từ 11 – 15 năm, con số này sẽ tăng lên 220 euro mỗi năm (tương đương 157.200 euro); sau 39 năm, thậm chí con số này tiếp tục tăng lên 600 euro (tương đương 428.800 euro).

    Bức ảnh mô tả cuộc sống xa hoa của một lãnh đạo cấp cao của East India:

    Đến năm 1840, mức thu nhập thực tế của vị trí nhân viên tại East India được cho là cao gấp gần 12 lần so với lương của một công nhân lao động bình thường.​

    Đáng kinh ngạc hơn theo William Foster – tác giả cuốn East India House tiết lộ thì lương cho các vị trí giám đốc tại East India dao động từ 5.000 – 8.000 euro mỗi năm (tương đương với 5 – 8,5 triệu euro hiện tại).

    So với đó, theo thống kê các CEO của công ty trong danh sách FTSE chỉ kiếm được trung bình 4,96 triệu euro trong năm 2014.

    Dù có nhiều lời chỉ trích xung quanh sự lớn mạnh và xâm chiếm thế giới của East India là "dựa hơi" chính phủ nhưng văn hóa làm việc, những đặc quyền dành cho nhân viên, trụ sở hoành tráng của East India – một công ty hoạt động từ thế kỷ 18, 19 khiến nhiều nhân viên trong thế kỷ 21 phải thèm thuồng.

    Vân Đàm/CafeBiz/Theo Trí Thức Trẻ​

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày