Muốn đồ họa trong game giống hệt đời thực không khó, nhưng bạn sẽ cần tới 5 chiếc card GTX 1080 để trải nghiệm
Mỗi năm trôi qua, chúng ta lại được chứng kiến sự ra mắt của những tựa game bom tấn, sở hữu nền tảng đồ họa tuyệt đẹp. Tuy nhiên, liệu có khi nào đến một ngày nào đó, chiếc cầu nối giữa đồ họa 3D máy tính và ngoài đời được phá bỏ hay không ?
Câu trả lời là có. Hiện nay, với công nghệ càng ngày càng phát triển, với những chiếc card đồ họa cực mạnh và đi kèm là những bộ công cụ thiết kế đồ họa game càng phát triển. Sẽ đến một ngày, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng những tựa game có đồ họa chẳng khác gì ngoài đời.
Để đạt được điều đó, phần lớn là nhờ sự gia tăng sức mạnh tính toán của card đồ họa, thường được đo bằng TFLOPS ( Terra Floating-point Operations Per Second). Vậy “chiếc cầu” nối giữa đồ họa game và thực tế còn dài bao xa? Người sáng lập Epic’s Founder, Tim Sweney trong một cuộc phỏng vấn với GameSpot đã nói rằng “trong những khung hình tĩnh, không có yếu tố con người thì không thành vấn đề đối với phần cứng hiện nay, sẽ mất khoảng 40 TFLOPS để render và trông chúng sẽ rất giống với khung cảnh ngoài đời”.
hình ảnh được dựng bởi Unreal Engine 4
“Bạn biết đấy, chúng tôi nhận ra rằng thời điểm hiện tại, chúng tôi có thể vẽ lại những cảnh tĩnh mà không có yếu tố con người, phần cứng ngày nay có thể làm điều đó. Với những chi tiết môi trường, đặc biệt hiệu ứng đổ bóng tiên tiến như cát ướt, hoặc những cảnh phản chiếu ánh sáng, cần khoảng 40 TFLOPS để đạt được tất cả điều đó”.
Bạn có thể thấy rằng sắp tới, PlayStation 4 Neo sắp tới sẽ có 4 TFLOPS, và Xbox One Scorpio được cho biết sẽ có 6 TFLOPS, và thậm chí GTX 1080 có tới 9 TFLOPS, vẫn cần vài năm nữa để đạt được nền tảng đồ họa đấy.
Bạn sẽ thắc mắc vì sao yếu tố con người lại quan trọng vậy đúng không ? Thêm yếu tố con người vào khung ảnh là một câu chuyện hoàn toàn khác. Nó không nằm ở sức mạnh tính toán, theo Sweney cho rằng, cần đến một số loại thuật toán đặc biệt và ít nhất phải hơn một thập kỷ nữa để đạt được.
Đối với con người, chúng ta cần áp dụng cơ chế vật lý phản xạ ánh sáng vào thuật toán. Hiện nay, với những thuật toán hiện, việc dựng hình khuôn mặt và làn da đã là một thách thức. Như các bạn thấy, với những tựa game bom tấn nhất hiện nay, cả khuôn mặt và làn da nhìn vẫn khá cứng.
Tuy nhiên, thách thức thật sự nằm ở chuyển động mắt. Ở ngoài đời, ngay cả việc giao tiếp, ánh mắt của con người di chuyển liên tục, việc giao tiếp bằng mắt là cưc kỳ quan trọng. Nó có thể nói lên cảm xúc trên khuôn mặt bạn, và để làm được điều đó là không thể ở thời điểm hiện tại.
Ngay cả dùng công nghệ Motion Capture ( dùng người thật để mô phỏng động tác trong game) cũng không thể làm được vì thiếu sự đa dạng và tự nhiên. Để mô phỏng hoàn thiện nhất, chúng ta phải mô phỏng được trí thông minh, cảm xúc và suy nghĩ. Và chắc chắn rằng chúng ta không thể làm được điều đó cho đến khi chúng ta hiểu được cách hoạt động của não bộ.
Sweney cũng cho biết thêm rằng :”nó không nằm ở sức mạnh tính toán, nếu bạn cho chúng tôi một máy tính vô cùng nhanh và mạnh, chúng tôi vẫn không thể làm được vì thiếu thuật toán. Tuy nhiên với công nghệ phát triển ngày nay, chúng tôi sẽ đạt được khả năng ấy trong vài thập kỷ tới”.
Dưới đây là thông số một số thiết bị phổ biến để bạn có thể thấy 40 TFLOPS mạnh đến mức nào :
- GTX 1080: 9 TFOPS
- GTX 1070: 6,5 TFOPS
- Xbox One Scorpio: 6 TFOPS
- RX 480: 5,5 TFLOPS
- PS4: 1,8 TLOPS
- Xbox One; 1,3 TFLOPS
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng