Trở thành người hùng của Marvel Studios vốn không dễ, nhất là khi hãng phim nằm trong lòng bàn tay của "Đấng toàn năng" Walt Disney.
Avengers: Age of Ultron (2012) là tựa phim điện ảnh đầu tiên của MCU ( Vũ trụ Điện ảnh Marvel ) đánh dấu sư kiện Walt Disney tiếp quản toàn bộ Marvel Studios . Được che chở bởi một trong những tập đoàn điện ảnh lớn nhất thế giới, các phim siêu anh hùng của hãng tỏ ra vượt trội khi so sánh với những đối thủ cạnh tranh.
Song, làm việc với một "đế chế thương mại" lớn mạnh như Disney không phải lúc nào cũng dễ chịu, bởi để đảm bảo hình tượng, Nhà Chuột đưa ra hàng loạt các điều luật khắt khe đến khó tin và buộc các công ty con dưới quyền mình phải tuân thủ.
1. Kịch bản giả và những căn phòng không cửa sổ
Theo Elizabeth Olsen (vào vai Scarlet Witch), diễn viên khi đọc kịch bản phải bước vào một căn phòng không có cửa sổ. Họ không được mang theo điện thoại, và bắt buộc phải đọc toàn bộ bản thảo rồi mới được ra ngoài.
Thế nhưng, không phải toàn bộ kịch bản ấy là thật. Để ngăn chặn việc các tài tử tiết lộ nội dung phim, một số chi tiết hoặc câu thoại giả sẽ được thêm vào.
2. Một vé "ra đảo" nếu không biết giữ hình tượng đẹp
Xuyên suốt hành trình phát triển của mình, công ty Disney chưa từng ngần ngại hủy hợp đồng với những tài tử có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho danh tiếng của hãng. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn không chỉ phải là một người hùng trên màn ảnh, mà còn phải giữ được hình tượng một người hùng ngoài đời thực.
Như vậy, mỗi diễn viên thuộc MCU phải là một hình mẫu mà trẻ em có thể noi theo. Họ phải thường xuyên đến thăm bệnh viện, trường học, hoạt động từ thiện; đồng thời nói không với thuốc lá.
3. Luôn phải có mặt khi Nhà Chuột cần
Idris Elba, nam diễn viên vào vai Heimdall trong ba phần phim Thor, từng đề cập rằng áp lực mà Walt Disney mang đến thực sự rất nghẹt thở. Chuyện là một lần nọ, khi đang tham gia vào dự án phim Mandela: Long Walk to Freedom tại Nam Phi, Elba nhận được tin hỏa tốc "triệu hồi" anh trở về với phim trường Marvel để quay lại một cảnh hỏng trong Thor 2. Nếu từ chối, nhân vật của anh hoàn toàn có nguy cơ bị khai tử trong những phần tiếp theo.
4. Vai cameo (khách mời) không còn là quyền tự chọn
Trên màn ảnh, cameo dùng để chỉ những vai khách mời mà ở đó, một tài tử nổi tiếng tham gia vào một cảnh quay nhỏ của một tựa phim để mang đến bất ngờ cho người xem. Phần lớn những vai khách mời hoàn toàn là tự nguyện.
Nhưng tại MCU thì không như thế. Những vai khách mời do chính Disney quyết định, và bạn phải luôn có mặt nếu được yêu cầu. Chẳng hạn như hợp đồng của Chris Evans kéo dài từ phần phim đầu tiên của Captain America cho đến Avengers 4 . Song, anh còn bị buộc phải xuất hiện trong một cảnh quay bị cắt của Thor 2, cũng như đoạn post credit trong Spider-Man: Homecoming.
5. Phim Marvel luôn phải "nhồi nhét" các chi tiết gợi nhắc đến Disney
Như đã đề cập, thì Avengers: Age of Ultron là phần tác phẩm đầu tiên đánh dấu việc MCU xác nhập vào "Vũ trụ Điện ảnh Disney". Trong phim, trí thông minh nhân tạo Utron cũng có dịp ngân nga bài "I’ve Got No Strings", vốn là ca khúc đặc trưng của chú bé người gỗ Pinocchio trong tựa hoạt hình cùng tên của Nhà Chuột.
Hay như Spider-Man cũng phải liên tục đề cập đến thương hiệu điện ảnh Chiến tranh giữa các vì sao - giờ đây cũng nằm dưới trướng Disney.
6. Diễn viên không được quyền sáng tạo cách diễn xuất riêng
Mỗi tài tử Hollywood đều có một lối diễn đặc trưng. Đây cũng là điểm nhấn giúp họ trụ vững giữa rừng sao của xứ cờ hoa. Tuy nhiên, Disney lại cho rằng chỉ có sự độc tài mới có thể cho ra đời những vai diễn hay.
Cụ thể, mỗi diễn viên đều sẽ bị gò bó một phong cách diễn mà Disney cho là phù hợp nhất. Robert Downey Jr. phải luôn tỏ ra hào sảng và phong lưu để có thể tròn vai Tony Stark, cũng như Chris Evans cần điềm đạm, chân chất khi thổi hồn vào nhân vật Captain America.
Còn nhớ vào năm 2008, The Incredible Hulk vốn là phần phim đầu tiên của Disney về Người khổng lồ xanh. Song vì bất đồng với phía chủ quan trong lối diễn, tài tử thủ vai chính là Edward Norton bị sa thải. Vai diễn Bruce Banner/ The Hulk sau đó thuộc về Mark Ruffalo.
7. Không bạo lực, không hút sách, "ân ái" cũng phải… mặc đồ
Nhằm hướng đến đối tượng khán giả chính là các em thiếu nhi, Disney sẽ không bao giờ cho phép một tựa phim Marvel bị xếp hạng độ tuổi trên 13 . Đó cũng là lý do trong các phần phim từ sau Avengers: Age of Ultron sở hữu rất ít những cảnh đổ máu, chết người. Chỉ có phim truyền hình như The Punisher, Jessica Jones, Daredevil,... mới được phép dán nhãn trên 18 tuổi. Tương tự, Nick Fury theo nguyên tác vốn hút thuốc "như toa tàu", nhưng khi lên phim thì tuyệt nhiên không đụng đến thuốc lá. Tương tự, chất kích thích cũng không được phép đề cập.
Còn nhớ ở phần phim Iron Man đầu tiên, Tony Stark được khắc họa là một gã tỉ phú trăng hoa, chỉ cần vài câu ngọt ngào là đã có thể lên giường cùng các cô nàng xinh đẹp. Bỗng nhiên ở những tựa phim về sau, anh bị "hiền hóa", trở thành một người đàn ông gương mẫu, thậm chí ngủ cùng người yêu của mình trong trạng thái "kín cổng cao tường".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng