Những vụ xâm nhập và tấn công bằng công nghệ - vốn đa số là các thành phần ngoài nước - đang nhắm đến các doanh nghiệp nhằm ăn cắp các bí mật thương mại và làm ảnh hưởng đến lao động Mỹ.
Những vụ xâm nhập và tấn công bằng công nghệ - vốn đa số là các thành phần ngoài nước - đang nhắm đến các doanh nghiệp nhằm ăn cắp các bí mật thương mại và làm ảnh hưởng đến lao động Mỹ. Cụ thể như các hacker Iran từng tấn công các ngân hàng Mỹ, hacker Bắc Triều Tiên thì phá hủy dữ liệu của Sony Pictures và vô hiệu hóa hàng ngàn máy tính. Trong những lần tấn công khác đã được đăng tin, hơn 100 triệu người Mỹ đã bị xâm nhập dữ liệu cá nhân bao gồm thẻ tín dụng và các thông tin y tế.
Để đối phó với vấn nạn này, Chính phủ Mỹ đã sử dụng mọi cách bao gồm ngoại giao, sử dụng luật pháp, hợp tác với các quốc gia khác và với các công ty tư nhân nhằm tăng cường tính bảo mật cũng như phát hiện, ngăn chặn và phục hồi dữ liệu từ các cuộc tấn công này. Tuy vậy, việc này thường khó khả thi, vì một phần do "kẽ hở" luật pháp của một số quốc gia khác, cũng như một số Chính phủ không sẵn sàng hoặc không thể trừng phạt thẳng tay lên những tên tội phạm này.
Đó cũng là lý do mà sắc lệnh mới được Obama ký quyết định ngày hôm nay, lần đầu tiên cho phép trừng phạt các cá nhân hoặc tổ chức tội phạm mạng nào gây đe dọa đến an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại, làm ảnh hưởng đến tính ổn định kinh tế và tài chính của Hoa Kỳ. Mỹ có quyền đóng băng tất cả các tài sản của những cá nhân hoặc tổ chức tội phạm này, khiến cho họ gặp khó khăn trong việc kinh doanh với các công ty của Mỹ và giới hạn khả năng thu lợi từ những việc làm sai trái của họ.
Mục tiêu chính của Sắc lệnh này nhằm đánh vào những tội phạm mạng ngoài nước. Trong nhiều trường hợp, ngoại giao và các công cụ hành pháp vẫn sẽ là cách xử lý hiệu quả nhất. Nhưng với việc trừng phạt đúng mục tiêu và sử dụng biện pháp khôn ngoan sẽ giúp chúng ta có được cách xử lý mới và mạnh mẽ hơn nếu có điều tệ nhất xảy ra, Tổng thống Mỹ - Obama cho biết.
Ngoài việc xử phạt những người trực tiếp tấn công, sắc lệnh này còn nhắm đến trừng phạt những cá nhân hoặc tổ chức đứng sau thu lợi. Và hôm nay, những người đó sẽ gặp phải trở ngại mới vì ông Obama đã ủy quyền xử phạt lên các công ty nào sử dụng các bí mật thương mại bị đánh cắp để làm suy yếu nền kinh tế nước Mỹ.
Tổng Thống Mỹ - Barack Obama
Các biện pháp trừng phạt này nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, riêng tư cá nhân và tự do dân chủ. Tuy nhiên, biện pháp này không nhắm đến các trường hợp cá nhân bị tấn công bởi botnet, và cũng không nhằm vào những cộng đồng nghiên cứu an ninh mạng hoặc các chuyên gia đang giúp các công ty cải thiện an ninh mạng của họ. Và không giống như một số nước khác, Mỹ sẽ không dập tắt tự do ngôn luận trên mạng cũng như không ngăn cản quyền tự do trên Internet.
Là những người Mỹ, an ninh, thịnh vượng và sự bảo mật riêng tư trong thế kỷ 21 sẽ phụ thuộc vào khả năng chúng ta tìm hiểu, đổi mới, xây dựng và kinh doanh trực tuyến - và để làm điều đó một cách an toàn, có nghĩa là mọi thông tin nhạy cảm hoặc thông tin cá nhân đều phải được bảo mật. Và ngày hôm nay, Hoa Kỳ đã có thêm một công cụ hành pháp mới để bảo vệ đất nước, doanh nghiệp và công dân của chúng ta - và trong những ngày không xa, chúng ta sẽ sử dụng nó, ông Obama chia sẻ thêm.
Tham khảo: Medium
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng