Mỹ có gần 2.000 đầu đạn hạt nhân sẵn sàng chiến đấu

    PV,  

    Năng lực răn đe hạt nhân của Mỹ vẫn đứng đầu thế giới ngay cả khi hiệp ước START 3 được ký kết giữa Nga - Mỹ.

    Đầu tháng 10/2013, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố thông tin về kích thước kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Mỹ-Nga. Những thông tin này được công bố dựa theo quy định trong Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược START-3 và được soạn thảo để công bố cho thế giới về việc cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của Nga - Mỹ.

    B-52 và B-2 bộ đôi răn đe hạt nhân hàng không chiến lược của Mỹ hiện tại và tương lai gần.

    B-52 và B-2, bộ đôi răn đe hạt nhân hàng không chiến lược của Mỹ hiện tại và tương lai gần.

    Vấn đề đang được dư luận quan tâm là năng lực răn đe hạt nhân của Mỹ sẽ thế nào nếu START-3 được ký kết. Báo cáo cho biết, có một số vấn đề về chất lượng đối với kho vũ khí hạt nhân của Mỹ, do đó Washington đang triển khai một chương trình đặc biệt để loại bỏ vấn đề này.

    Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, Washington đang triển khai 809 phương tiện mang vũ khí hạt nhân trong tổng số 1.015 phương tiện. Số đầu đạn hạt nhân ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu là 1.688 đầu đạn.

    Trong khi đó, Nga đang triển khai 473 phương tiện mang vũ khí hạt nhân trong tổng số 894 phương tiện, số đầu đạn hạt nhân sẵn sàng chiến đấu là 1.400. Theo thỏa thuận của START-3, đến năm 2018, hai nước sẽ giảm kích thước kho vũ khí hạt nhân của đôi bên xuống dưới 800 phương tiện mang phóng, số đầu đạn hạt nhân giảm xuống dưới 1.550.

    Như vậy, đến năm 2018, Mỹ sẽ phải ngưng hoạt động khoảng 20% phương tiện mang phóng vũ khí hạt nhân như máy bay, tàu ngầm, tên lửa. Việc cắt giảm số lượng vũ khí hạt nhân sẽ bắt đầu trên quy mô nhỏ và thường xuyên trong nhiều năm.

    Theo báo cáo trong 15-20 năm qua, Mỹ không sản xuất thêm bất kỳ đầu đạn hạt nhân nào có thể tác động đến việc trang bị cho các tên lửa hay máy bay ném bom mới. Các đầu đạn này có thể xảy ra tình trạng mất chất lượng trong quá trình lưu trữ.

    Khi Liên Xô sụp đổ, chiến tranh lạnh kết thúc, các nhà hoạch định chiến lược quân sự Mỹ đã không quan tâm đến sự phát triển của các phương tiện mang phóng mới cho vũ khí hạt nhân. Bên cạnh đó, lực lượng máy bay ném bom chiến lược có khả năng mang vũ khí hạt nhân B-52 Stratofortress đã kết thúc cách đây 50 năm.

    Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident-II vẫn là trụ cột cho năng lực răn đe hạt nhân trên biển của Mỹ.

    Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident-II vẫn là trụ cột cho năng lực răn đe hạt nhân trên biển của Mỹ.

    Loại máy bay ném bom chiến lược tàng hình mới nhất là B-2 Spirit chỉ được sản xuất với số lượng 21 chiếc, trong đó 1 chiếc bị rơi trong quá trình sử dụng. Như vậy, phương tiện mang phóng vũ khí hạt nhân của Mỹ đang có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng.

    Thực ra vấn đề này đã được giới chức Washington nhận ra từ lâu, vào năm 2001, Mỹ đã phát động một chương trình tái cơ cấu kho vũ khí hạt nhân của Mỹ. Theo đó, bộ ba răn đe hạt nhân của Mỹ chính là mấu chốt trong chương trình tái cơ cấu mới.

    Khi START-3 có hiệu lực, Mỹ sẽ duy trì hoảng 400 tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III, 12 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio mang theo khoảng 240 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident-II. Về lực lượng hàng không chiến lược sẽ có khoảng 44 chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52H và 16 chiếc B-2 Spirit.

    Tương lại Mỹ sẽ tiếp tục kéo dài tuổi thọ của các loại vũ khí hạt nhân hiện có, bên cạnh đó Mỹ sẽ phát triển một loại bom hạt nhân mới dựa trên cơ sở bom hạt nhân B61 được gọi là B61-12. Loại bom hạt nhân này được trang bị đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ từ 0,3-45kt. B61-12 còn được trang bị thêm bộ dẫn hướng tương tự như bom thông minh JDAM.

    Bom hạt nhân thông minh B61-12 sẽ là một đại diện mới cho năng lực răn đe hạt nhân của Mỹ, loại bom này dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ năm 2019. Bên cạnh đó, nhằm tăng cường khả năng răn hạt nhân tầm xa với chương trình tên lửa tấn công hạt nhân tầm xa LRSO.

    Mỹ sẽ phát triển loại bom hạt nhân thông minh B61-12 để bổ sung cho năng lực răn đe hạt nhân khi START-3 có hiệu lực.

    Mỹ sẽ phát triển loại bom hạt nhân thông minh B61-12 để bổ sung cho năng lực răn đe hạt nhân khi START-3 có hiệu lực.

    Chương trình LRSO sẽ thay thế cho các tên lửa hành trình tấn công mặt đất AGM-86B ALCM và AGM-129A ACM. Từ tháng 10/2012 một số công ty quốc phòng lớn đang phác thảo chương trình hồ sơ dự thầu sơ bộ. Lầu Năm Góc sẽ xem xét các hồ sơ và lựa chọn nhà thầu chính cho chương trình LRSO.

    Bên cạnh đó, chương trình tàu ngầm hạt nhân chiến lược SSBN(X) thay thế cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio cũng đã được lên kế hoạch. Phát triển với quy mô đầy đủ của dự án sẽ bắt đầu trong vài năm tới. Tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới sẽ đạt hiệu suất tương đương, thậm chí vượt trội hơn so với tàu ngầm Ohio trong khi chi phí hoạt động thấp hơn.

    Tàu ngầm mới sẽ giảm số lượng tên lửa đạn đạo mang theo xuống còn 16 tên lửa, loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm thay thế cho Trident II cũng đã được lên kế hoạch. Trong vòng 10-12 năm qua, Mỹ đã giảm 4 lần số lượng đầu đạn hạt nhân.

    Nếu không có các chương trình tăng cường năng lực sẽ có những tác động tiêu cực đến bộ ba răn đe hạt nhân của Mỹ. Tuy vậy, ngay cả khi START-3 được ký kết, năng lực răn đe hạt nhân của Mỹ vẫn đứng đầu thế giới.

    Theo Soha

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày