Mỹ phạt Erisson hơn 1 tỷ USD vì hối lộ quan chức nhiều nước để bán thiết bị viễn thông
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết công ty viễn thông Thụy Điển Ericsson đồng ý nộp 1 tỷ USD dàn xếp vụ điều tra tham nhũng, trong đó có hối lộ quan chức chính phủ nhiều nước.
Theo Bộ Tư pháp, Ericsson hối lộ trong nhiều năm tại một số quốc gia như Trung Quốc, Djibouti, Indonesia, Kuwait... Tổng số tiền nhà sản xuất thiết bị viễn thông phải nộp là hơn 520 triệu USD, cộng với 540 triệu USD nộp cho Ủy ban Hối đoái và chứng khoán Mỹ (SEC).
Ericsson thừa nhận cấu kết với người khác, vi phạm Luật chống tham nhũng nước ngoài 1977 (FCPA) từ năm 2000 tới 2016. Công ty hối lộ, làm sai sổ sách kế toán hồ sơ, không thực hiện kiểm toán nội bộ hợp lý.
Trong cuộc gọi hội nghị hôm 7/12, CEO Ericsson Borje Ekholm chỉ ra một số nhân viên tại vài thị trường, bao gồm cả giám đốc, hành động sai lầm và không kiểm soát hiệu quả. Ông xem điều đã xảy ra là không thể chấp nhận được và là chương xấu trong lịch sử công ty.
Theo nhà chức trách, Ericsson nhờ đến bên thứ ba để hối lộ quan chức chính phủ để có thể kinh doanh. Trong một tuyên bố, luật sư Geoffrey Berman của Quận nam New York cho biết Ericsson đã tiến hành hoạt động kinh doanh với nguyên tắc "đồng tiền vạn năng" thông qua quỹ đen, hối lộ, quà tặng, đút lót.
Tại Djibouti, Ericsson đút lót 2,1 triệu từ năm 2010 tới 2014 để ký được hợp đồng trị giá 20,3 triệu USD. Quan chức Trung Quốc được nhận hàng chục triệu USD quà cáp xa xỉ từ năm 2000 đến 2016 để giành hợp đồng. Số tiền chi tại Indonesia là 45 triệu USD. Tại Kuwait, Ericsson tốn ít tiền hơn, 450.000 USD cho hợp đồng 182 triệu USD.Ericsson đã đánh giá lại chương trình chống tham nhũng và thực hiện biện pháp cải tổ.
SEC bắt đầu điều tra Ericsson năm 2013 nhưng lệnh thẩm tra đã có từ những năm 1990. Vụ việc được đưa ra Bộ Tư pháp năm 2015. Theo ông Brian Benczkowski, Giám đốc Phòng Hình sự Bộ Tư pháp, hành vi tham nhũng của Ericsson liên quan tới các cán bộ cao cấp và kéo dài trong 17 năm tại ít nhất 5 quốc gia trong nỗ lực nhằm gia tăng lợi nhuận.
Dù Ericsson là công ty Thụy Điển, luật pháp Mỹ cho phép xét xử tham nhũng của những công ty bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ hoặc nếu hành vi phạm tội ảnh hưởng tới lãnh thổ hay hệ thống tài chính của Mỹ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng