Mỹ sắp xây dựng tòa nhà có khả năng tự thay màu cửa sổ theo cường độ ánh sáng

    Ryankog,  

    Trong những ngày nắng, các cửa sổ trên những tòa nhà sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời và khiến cho bên trong trở nên nóng hơn, dẫn đến việc phải chạy máy điều hòa nhiều hơn và gây hao tốn năng lượng, nhưng University Place đã có giải pháp.

    Chúng ta thường thấy các tòa nhà cao tầng với cửa kính bao phủ bên ngoài, kiến trúc này sẽ mang lại sự thông thoáng, đồng thời cũng rất vững chắc, việc phủ kính toàn bộ bên ngoài sẽ mang lại lượng ánh sáng tự nhiên cần thiết và giúp những người bên trong cảm thấy thoải mái hơn.

    Nhưng trong những ngày nắng, các cửa sổ này có thể hấp thụ ánh sáng mặt trời và khiến cho bên trong trở nên nóng hơn, dẫn đến việc phải chạy máy điều hòa nhiều hơn và gây hao tốn năng lượng.

    Một tòa nhà văn phòng mới ở Tây Philadelphia, thuộc bang Pennsylvania của Mỹ có tên là 3.0 University Place đang muốn giải quyết vấn đề này. Các cửa sổ của nó có khả năng tự động đổi màu tùy theo độ sáng, cho phép nhân viên bên trong có thể tận hưởng quang cảnh, đồng thời giúp giảm lượng ánh nắng không cần thiết đi vào, từ đó tiết kiệm điện năng cho các máy điều hòa không phải hoạt động hết công suất.

    Có tổng diện tích khoảng 17.000m2, nó được thiết kế bởi công ty The Steward Partnership và dự kiến hoàn thành vào năm 2018. Tất cả các cửa sổ sẽ được trang bị cảm biến để xác định cường độ ánh sáng và tự thay đổi màu tùy theo đó. Những cửa sổ này được làm bởi công ty SageGlass và có thể được điều khiển từ xa qua remote.

    Công trình này sẽ cung cấp văn phòng cho những công ty tại địa phương. Nhóm thiết kế cho biết họ vẫn đang tìm công ty thuê và tài trợ chính, một số công ty trong danh sách Fortune 500 đang rất hứng thú với 3.0 University Place, họ cho rằng nó sẽ trở thành tòa nhà thương mại đầu tiên trên thế giới đạt chứng nhận LEED Platinum, có nghĩa là nó sẽ cực kỳ thân thiện với môi trường. Platinum là chứng nhận cao nhất của LEED, một hệ thống đánh giá tiêu chuẩn môi trường được quản lý bởi Hội đồng Công trình Xanh Mỹ.

    “Hệ thống đánh giá nhà nghiêm ngặt hơn rất nhiều so với các chứng nhận trước đây, tập trung rất nhiều vào vấn đề tiết kiệm năng lượng”, Michael Sheward, giám đốc của The Steward Partnership cho biết.

    Trên mái nhà sẽ được trang bị tấm pin năng lượng mặt trời và cối xay gió để giúp tận dùng nguồn năng lượng thiên nhiên. Mái nhà cũng là nơi chứa nước mưa, chúng sẽ được lọc sạch và đưa vào dùng trong tòa nhà, và cũng có khu vườn để các nhân viên giải trí.

    Ở phía trước sẽ có chỗ đậu xe đạp và bãi đậu xe điện và các loại xe lai (vừa dùng điện vừa dùng xăng).

    3.0 University Place chỉ là một phần trong dự án lớn “Platinum Corridor” của University Place Associate (UPA), với mục tiêu là xây dựng một chuỗi các tòa nhà đạt chứng nhận LEED Platinum ở Tây Philadelphia.

    UPA đã xây tòa nhà 2.0 University Place vào năm 2013, đây là tòa nhà đầu tiên đạt được chứng nhận của UPA đạt được chứng nhận LEED. Ba tòa nhà tiếp theo là 4.0, 5.0 và 6.0 sẽ được xây dựng trong tương lai và sẽ có các mảng xanh, ánh sáng tự nhiên và các ghế công cộng. Khu vực công cộng sẽ được thiết kế bởi công ty quy hoạch đô thị địa phương là StudioMusArx.

    Để tiến hành dự án xây dựng một chuỗi tòa nhà thì thành phố đã phân vùng lại khu Tây Philadelphia. Các tòa nhà sẽ giúp nơi này trở thành trung tâm thương mại và đồng thời cũng giúp giảm tải bớt nguồn năng lượng cho thành phố.

    Tham khảo: Techinsider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày