Mỹ: tàu điện liệu có tốt hơn máy bay?

    Quân Nguyễn,  

    Đã từ rất lâu, máy bay khiến cho tàu hỏa trở thành phương tiên lạc hậu và cũ kỹ. Giờ đây, người dân nước Mỹ đã có thể nghĩ đến một ngày mà tàu hỏa sẽ đáp trả lại điều đó.

    Lái xe đi làm cả một chặng đường tắc không hề vui chút nào, cũng như việc bắt một chuyến xe kín người từ Washington tới New York. Bởi vậy, để giao thông ngày một thuận tiện hơn, một công ty tư nhân của Mỹ đã lên ý tưởng cho một dự án 10 tỉ USD:  một đường tàu đệm từ siêu tốc, di chuyển từ thủ đô nước Mỹ đến Baltimore chỉ trong 15 phút, bằng thời gian đi bộ qua vài ngã tư.

    So sánh với khoảng thời gian dài di chuyển bằng ô tô, tàu hỏa, máy bay giữa các thành phố, nơi bờ Đông, hay dù nơi nào đi chăng nữa. Việc đi lại ở vùng Đông Bắc- khu vực đông dân cư nhất nước Mỹ- có thể nói một cách khó nghe rằng: Dù nó có tệ đến mức nào đi chăng nữa, đó cũng là hệ thống tàu hỏa tốt nhất, lớn nhất cả nước, ngay cả khi họ vẫn cần những chiếc xe mới, đường ray mới, mọi thứ…

    Nước mỹ đang bị bỏ lại so với Trung Quốc, Châu Âu và Nhật Bản, trong công cuộc cải cách hệ thống đường sắt

    Một giải pháp khả thi cho thấy một tầm nhìn tốt hơn: một đoàn tàu, chạy bằng đệm từ, có thể đạt vận tốc 500km/h, nối liền Boston và Whasington. Điều này sẽ khiến thời gian đi làm giữa hai thành phố, chỉ mất một giờ rưỡi, bằng với việc lái xe từ Manhattan tới Stamford.

    Thực tế, đang có hai công nghệ cạnh tranh với nhau - một của tương lai viễn vọng, một của hiện tại thực dụng – đang đấu tranh giành lấy sự hộ trợ về chính trị và tài chính, để giải quyết những nhức nhối trong việc “bôi trơn” ngành công nghiệp nhiên liệu khoáng, đã chỉ ra một thực trạng: Nước mỹ đang bị bỏ xa hàng năm ánh sáng, so với Trung Quốc, Châu Âu và Nhật Bản, trong công cuộc cải cách hệ thống đường sắt.

     

     Hành khách di chuyển lên tàu cao tốc tại ga Barcelona Sants.

    Hành khách di chuyển lên tàu cao tốc tại ga Barcelona Sants.

    “Đó đã là một công nghệ tuyệt vời trong 40 năm, nhưng những rào cản về tài chính và chính trị là quá cao cho một công nghệ mới, đắt đỏ và chưa ứng dụng nhiều trong thực tế”, là những gì mà Kevin Brubaker (Quản lí dự án hệ thống đường sắt cao tốc phía Tây ELPC) nói tại Trung tâm Chính sách và Luật Môi Trường. Một phương tiện thân thiện với môi trường, phù hợp với doanh nghiệp : Người anh họ của tàu đệm từ - tàu điện cao tốc, có thể đạt vận tốc 350km/h, chạy nhanh gấp rưỡi hệ thống tàu lửa Amtrak phổ biến nhất nước Mỹ, và đương nhiên chi phí xây dựng sẽ rẻ hơn so với tàu đệm từ.

    Cả hai trường hợp, tiềm năng để thực sự bắt tay thực hiện được coi như một lời nhắc nhở: cho dù công nghệ nào được chọn, nước Mỹ vẫn phải chờ đợi.

    Từ năm 2003, Trung Quốc đã làm gần 10000 cây số đường tàu điện cao tốc, chạy với vận tốc 250-350km/h. Hơn 9000km đường ray vẫn đang được hoàn thành, và 4000km trong kế hoạch. Phía Châu Âu cũng có hơn 18000km đường ray đã và đang xây dựng.

    Vậy còn Mỹ? Họ chỉ có 224 đường ray cao tốc, tất cả đều nối giữa Washington và Boston. Không có một đường ray nào đang được làm. Hơn 1200km đường ray đang được lên kế hoạch đặt tại bang California,  bước đầu sẽ đi từ Los Angeles tới San Francisco, mọi thứ đều đang tiến triển, nhưng hiển nhiên không có sự cạnh tranh nào cả.

    Việc theo kịp thời đại bỗng trở nên phức tạp hơn

    Andy Kunz, chỉ tịch Liên hiệp Đường sắt cao tốc Mỹ, đã hình dung một hệ thống tàu điện cao tốc tương tự như những gì mà hàng không nước Mỹ đang có: Chính quyền sẽ sở hữu và điều hành hệ thống đường sắt và nhà ga, trong khi các đoàn tàu tư nhân sẽ tham gia vận hành. Những đoàn tàu tư nhân có thể vận hành độc lập hoặc hợp tác với Amtrak, những người đang chiếm 75% lượng hành khách của vùng Đông Bắc nước Mỹ.

    Jeff Hirschberg, phó chủ tịch của tập đoàn Northeast Maglev đã nói rằng đường sắt Baltimore-Washington sẽ bắt đầu xây dựng và vận hành trong vòng 10 năm tới, nếu các rào cản pháp lý và các đánh giá về môi trường đúng như dự kiến. Không thể phủ nhận đây là một chặng đường dài, nhưng chắc chắn sẽ là một bước nhảy vọt.

     Hành khách chờ tàu đệm từ tại Thượng Hải, Trung Quốc.

    Hành khách chờ tàu đệm từ tại Thượng Hải, Trung Quốc.

    Tuy nhiên, dù có được sự ủng hộ từ Tổng thống Obama cho tới tất cả mọi người, vẫn có những sự bất đồng từ phía các chính trị gia Đảng Cộng hòa, về việc nâng cấp hệ thống đường sắt. Không những Đảng Cộng hòa mà còn có các chính trị gia có quan hệ với Koch Industries, người khổng lồ của ngành công nghiệp nhiên liệu khoáng.

    Tuy nhiên vẫn còn những bất cập, những người ủng hộ phát triển đường sắt, cũng tự nhận thấy cho dù họ có được dự ủng hộ từ cộng đồng và chính trị gia, việc có được lộ giới cũng là một trở ngại lớn. Nhất là khu vực đông dân cư, như phía Bắc thành phố New York. Chỉ cần nhìn qua khỏi cửa sổ tàu hỏa là có thể thấy được điều đó. Có rất nhiều tòa nhà bỏ, khu đất bỏ trống chạy dọc từ D.C cho tới New York. Nhưng khi chạy qua Manhattan, những khu đất sẽ ngày càng thu hẹp lại, tiếp giáp chúng là những khoảng sân có chủ, những người chủ có đủ điều kiện kinh tế để chống đối, nếu họ không sẵn lòng muốn giải tỏa.

    Phát triển tàu cao tốc tại nước Mỹ sẽ vẫn chỉ là lời nói đùa nếu như họ không có được lợi thế của các thể chế như Trung Quốc, trong việc, giải tỏa và sử dụng đất cho những dự án phát triển giao thông công chính. Trung Quốc làm việc này trong thời gian rất ngắn, và để bắt kịp cũng như vượt qua các đối thủ, nước Mỹ sẽ cần phải tăng tốc rất nhiều.

    Tham khảo Ozy

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày