Mỹ trì hoãn cấp phép bán hàng trở lại cho Huawei sau khi Trung Quốc có động thái hoãn mua nông sản Mỹ
Nhà Trắng đang cân nhắc cấp phép trở lại cho các công ty Mỹ hợp tác kinh doanh với Huawei sau khi Bắc Kinh tuyên bố sẽ tạm dừng mua nông sản của Mỹ để phản đối chính sách áp thuế 10% mới đây của ông Trump.
Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross mới đây cho biết, Bộ đã nhận được hơn 50 đơn xin tiếp tục bán hàng với Huawei. Tuy nhiên Bộ thương mại Mỹ đang hết sức cẩn trọng trước khi đưa ra quyết định xử lý.
Sau khi công bố sắc lệnh cấm các công ty Mỹ hợp tác kinh doanh với Huawei, chính phủ Mỹ yêu cầu các doanh nghiệp Mỹ phải có một giấy phép đặc biệt thì mới có thể cung cấp hàng hóa cho Huawei.
Trước đó vào hồi cuối tháng 6, trong cuộc họp với Trung Quốc bên lề hội nghị G20, ông Trump đã đồng ý về thỏa thuận nới nỏng một số hạn chế với Huawei, miễn không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của Mỹ. Nhưng lời hứa đó lại phụ thuộc vào việc Trung Quốc có tăng cường mua nông sản từ nông dân Mỹ hay không. Đây là điều ông Trump từng nhiều lần đề cập trong cuộc họp giữa hai bên.
Tuy nhiên trong một động thái leo thang bất ngờ hôm 2/8, tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định áp 10% thuế quan lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ từ ngày 1/9.
Bộ Tài chính Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc có hành vi thao túng tiền tệ. Trong khi đó, phía Trung Quốc cũng không chịu thua khi chỉ vài ngày sau đó, nước này tuyên bố dừng mua nông sản của Mỹ.
Mặc dù vậy ông Trump cho biết, ông không có kế hoạch đảo ngược quyết định đã đưa ra vào cuối tháng 6 tại Nhật Bản. Ông cho biết, vấn đề của Huawei không liên quan đến các cuộc đàm phán thương mại.
Nhà Trắng hiện chưa có bình luận nào về thông tin trên.
Các công ty công nghệ Mỹ từ lâu đã mong muốn hợp tác trở lại với Huawei, sau rất nhiều cuộc họp với cả tổng thống Trump hay kêu gọi vận động hành lang. Do đó lời hứa của ông Trump hồi cuối tháng 6 rất quan trọng.
Huawei hiện là một trong những hãng mua nhiều chất bán dẫn nhất thế giới. Việc có được hợp đồng với Huawei có thể coi là vận may lớn với các công ty sản xuất chip nước Mỹ như Intel, Qualcomm và Broadcom. Thậm chí các công ty như Xilinx và Micron Technology đã kêu gọi Mỹ cho phép họ tiếp tục kinh doanh với Huawei.
Các hãng đều cho rằng, các sản phẩm của họ có thể dễ dàng bị chiếm dụng từ nhiều đối thủ nước ngoài chứ không chỉ riêng Trung Quốc. Do đó lệnh cấm trên của chính phủ Mỹ không hề hiệu quả, đặc biệt còn gây hại cho ngành công nghiệp.
Những tuyên bố trên không phải không có lý do khi nhiều hãng sản xuất linh kiện điện tử tại Mỹ mới đây đã đưa ra báo cáo kết quả kinh doanh không mấy khả quan do mất mối làm ăn với Huawei.
Tham khảo SCMP
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng