Năm "lên voi xuống chó" của Elon Musk đã diễn ra như thế nào?
Năm 2008 của Elon Musk: SpaceX và Tesla gần bờ vực phá sản vì thiếu hụt vốn, ly hôn, bị vợ cũ nói xấu trên báo chí, công ty thiếu nguồn lực, không nhà đầu tư nào đoái hoài đến công ty.
Tình cảnh ngặt nghèo của hai công ty
Vào năm 2008, SpaceX, cũng như công ty khác của Elon Musk - Tesla, đã rơi vào tình cảnh thiếu hụt nguồn vốn cần thiết dể phát triển công ty. SpaceX trong quá khứ đã có dự án xây dựng tên lửa vũ trụ Falcon 9 và khoang chở hàng và người (capsule) Dragon lên Trạm Không Gian Quốc Tế (ISS).
Tuy nhiên, cả hai dự án trên đều phải tiêu tốn số vốn lên đến 1 tỉ USD để hoàn thành, nhưng thách thức của SpaceX lúc ấy là phải hoàn thành xong hai dự án với mức kinh phí nhỏ nhất. Công ty đã đẩy mạnh việc tuyển dụng các nhân viên mới và di dời công ty đến văn phòng lớn hơn. Vào thời điểm đó, SpaceX đã được chính phủ Malaysia "đặt hàng" chuyến bay đưa vệ tinh của họ lên quỹ đạo nhưng SpaceX phải đợi đến năm 2009 để phía chính phủ chi trả khoản kinh phí đó. Thế nên, toàn bộ mọi việc trên đã khiến SpaceX phải chật vật vì thiếu hụt vốn trầm trọng. Đến lúc công ty vừa nghiên cứu thành công tên lửa, họ đã trên bờ vực phá sản.
Tệ hơn nữa, vấn tề tài chính không thể so sánh được với bi kịch đời tư của Elon Musk. Sau khi chuyển đến Los Angeles sinh sống vào năm 2002, đứa con trai 10 tháng tuổi của Musk, Nevada Alexander, đã qua đời vì Hội chứng chết đột ngột ở trẻ sơ sinh (SIDS - Sudden Infant Death Syndrome). Trước đó Musk đã có con với Jennifer J. Wilson (khi cưới Elon Musk thì đổi tên thành Justin Musk) và có 5 người con trai - sinh đôi và sinh ba - nhưng mối quan hệ của họ đã tan vỡ vào năm 2008, và Musk là người đệ đơn ly hôn.
Xuống chó
Cùng lúc đó, công ty Tesla đã là mục tiêu cho giới báo chỉ cười nhạo. Công ty đã gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như trì hoãn ngày ra mắt sản phẩm, trục trặc kỹ thuật, thay đổi bộ máy quản lí và thiếu hụt vốn. Sau 5 năm hoạt động và hàng triệu USD tiền vốn, vẫn không có một sản phẩm xe ô tô chạy bằng điện nào được ra mắt. Cùng lúc đó Musk đã có mối thù với đồng sáng lập Tesla - Martin Eberhard - khiến ông bị buộc rời khỏi công ty.
"Như có ai lấy súng dí vào đầu tôi vậy. Lúc đó giống như tôi nhiều lần chết đi sống dậy, mà sống cũng không được chết cũng không xong. Justin (vợ cũ của ông) thì bêu xấu tôi với báo chí... Tôi đau lòng lắm. Tôi nghĩ rằng cuộc đời mình hỏng rồi, xe của mình cũng hỏng nốt, vợ thì sắp li hôn, tôi cảm thấy mình như một đống phân vậy. Tôi đã không nghĩ rằng mình sẽ vượt qua được và mọi thứ hoàn toàn sụp đổ trước mặt tôi", Musk tâm sự.
Khi đó Musk đứng gữa một tình thế tiến thoái lưỡng nan: chọn một trong hai công ty để cứu. "Một là tôi cứu SpaceX hoặc Tesla, hai là tôi chia để số tiền của mình cho cả hai công ty. Đây là quyết định cực kì khó khăn đối với tôi. Tôi từng nghĩ nếu chia tiền ra cho cả hai công ty thì lỡ cả hai đều chết cùng, nếu tôi chỉ cứu một công ty thì cơ hội nó sống sót sẽ cao hơn nhưng điều đó sẽ chắc chắn giết chết công ty còn lại. Tôi nghĩ đi nghĩ lại trong thời gian dài..."
Vào thời điểm ấy, kinh tế thế giới suy thoái, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, tàu vũ trụ và xe ô tô điện dường như không còn được ai đoái hoài tới.
Bỗng dưng, ánh sáng của đời Elon Musk đột nhiên xuất hiện. Ông bắt đầu hẹn hò với Talulah Riley, nữ diễn viên nổi tiếng người Anh và họ cưới nhau không lâu sau đó. Cô cho rằng cuộc đời Musk như một vở bi kịch của Shakespear. "Nhiều lúc anh ấy tự nói chuyện một mình và thật đau lòng khi thấy người mình yêu khốn khổ như vậy. Anh ấy làm việc nhiều đến nỗi hai bọng mắt trở nên to dần và thâm lại, nhìn trông như thây ma. Có lúc tôi nghĩ anh ấy làm việc nhiều đến nỗi đau tim và chết bất đắc kì tử mất", Riley kể về những ngày bên Musk. Hiện hai người đã ly hôn.
Tiêu tốn khoảng 4 triệu USD 1 tháng, Tesla cần phải có một nguồn vốn mới để duy trì sự tồn tại. Lúc đó Musk phải nhờ vả bạn bè để có tiền trả lương cho nhân viên: Bill Lee đã đầu tư 2 triệu USD, Sergey Brin - đồng sáng lập Google - đã đầu tư 500 nghìn USD, và người em của Elon Musk - Kimbal Musk - tuy đã mất gần hết tài sản vào cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng vẫn dồn hết phần tài sản còn lại vào Elon.
"Tôi chắc rằng Elon sẽ tìm cách để khiến mọi việc trở nên ổn thỏa", Kimbal chia sẻ.
Lên voi
Trong tháng 12/2008, Musk nghe được tin đồn rằng NASA đang tìm kiếm đối tác để đưa hàng tiếp tế lên trạm không gian ISS. Và cuộc phóng tàu vũ trự thử nghiệm thứ 4 của SapceX đã đưa công ty lọt vào "mắt xanh" của NASA, với khoản hợp đồng được đồn rằng có giá trị 1 tỉ USD. Musk đã cố hết sức để thu hút được giới truyền thông và thật may mắn, SpaceX là một trong những công ty được NASA cân nhắc để ký hợp đồng.
Về phía Tesla, Musk đã giành hết mọi khoản tiền của ông cho công ty này: tiền bán cổ phiếu của ông ở công ty pin năng lượng mặt trời SolarCity và số tiền 15 triệu USD ông kiếm được khi Dell mua lại công ty Startup Everdream của em trai mà ông đang nắm giữ cổ phần trong đó.
Cuối cùng, Musk đã gom được số vốn 20 triệu USD cho riêng ông và ông đã đề nghị các nhà đầu tư "bơm" số vốn tương tự vào công ty Tesla. Tất cả nhà đầu tư đều đồng ý và khi mọi người đang hoàn thành thủ tục giấy tờ thì một nhà đầu tư lớn của Tesla - VantagePoint Capital Partners - đã không chịu kí. Musk liền gọi cho Alan Salzman, đồng sáng lập VantagePoint, để hỏi về vấn đề trên. Salzman cho rằng công ty đã định giá thấp Tesla nên yêu cầu Musk lên công ty để trình bày lại nguyện vọng huy động vốn của ông với ban lãnh đạo công ty.
Tuy nhiên Musk đã từ chối và nói rằng: "Lý do Salzman muốn tôi lên công ty để trình bày là ông ấy muốn tôi quỳ xuống van xin để ông ấy có thể từ chối một cách đầy thỏa mãn. Đúng là một tên khốn!". Musk cho rằng đó là chiến thuật của Salzman để khiến Tesla bị phá sản, sau đó bán Tesla cho các công ty khác.
Sau đó, các nhà đầu tư đồng ý với quyết định của Elon Musk gặp phải rắc rối khác: vòng góp vốn của Tesla đã hóa thành vòng mượn nợ và các nhà đầu tư gặp rắc rối về pháp lý với việc cho mượn nợ, thay vì suôn sẻ nếu như đó là góp vốn. Musk thuyết phục mọi người hãy linh hoạt về pháp lý vì Tesla đang trên bờ vực phá sản nếu mọi người không nhanh chóng hành động. Và rồi, lúc mọi người đang băn khoăn thì Musk đã nói với các nhà đầu tư rằng nếu mọi người không đồng ý góp vốn thì chính ông sẽ rút số tiền vốn mà SpaceX đang mượn để đầu tư vào Tesla. Lúc đó các nhà đầu tư rất sửng sốt và nhanh chóng bỏ 20 triệu USD còn lại vào Tesla.
Cùng thời điểm, SpaceX nhận được một cú sốc lớn: công ty đã giành được hợp đồng của NASA bao gồm 12 chuyến bay tiếp tế hàng hóa lên trạm không gian quốc tế trị giá 1,6 tỉ USD. Hợp đồng này đã được kí kết vào đêm Giáng Sinh 2008, vài giờ trước khi Tesla phá sản và Musk chỉ còn lại vài trăm ngàn USD trong tài sản, số tiền này không đủ để trả lương cho nhân viên.
Lúc ở cùng với em trai ông khi các giao dịch chuyển tiền kết thúc, Musk đã khóc giàn giụa
Antonio Gracias, bạn thân của Elon Musk/nhà đầu tư của Tesla và SpaceX, đã chứng kiến toàn bộ quá trình lên voi xuống chó của ông, cho rằng: "Elon Musk là người có khả năng làm việc dưới áp lực tốt nhất tôi từng biết. Sự việc trong năm 2008 có thể hạ gục bất kì người cứng rắn nào nhưng Musk vẫn đủ tỉnh táo để đưa ra những suy nghĩ quyết đoán. Gặp càng nhiều tình huống khó khăn, ông ta càng trở nên mạnh mẽ".
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng