Nam sinh 18 tuổi "ẵm" 5,6 tỷ đồng nhờ làm video về khoa học

    Nova,  

    Vấn đề trước mặt của Ryan là xác định ngôi trường cậu sẽ theo học với học bổng trị giá 250.000 USD và dĩ nhiên phần thưởng này là hoàn toàn xứng đáng với những nỗ lực của em.

    Ryan Chester, một học sinh trung học, vô tình biết giải thưởng uy tín Breakthrough của thung lũng Silicon có thêm mục mới cho các video khoa học nổi bật, em quyết định giải quyết vấn đề mà ngay cả sinh viên đại học cũng thấy khó hiểu: Tại sao con người cảm thấy thời gian trong vũ trụ trôi chậm hơn so với khi ở trên Trái Đất? Bằng video vui nhộn của mình, Ryan giúp người xem hiểu rõ hơn về một trong những thuyết phức tạp nhất trong Vật lý và giành giải thưởng trị giá 400.000 USD.

    "Vấn đề giãn nở thời gian thường được nhắc đến trong các chương trình khoa học và phim ảnh. Em thấy nó đáng để tìm hiểu một cách nghiêm túc và diễn giải một cách dễ hiểu nhất có thể", nam sinh 18 tuổi từ bang Ohio, Mỹ, nói trong đoạn giới thiệu về video Some Cool Ways of Looking at the Special Theory of Relativity (Vài cách nhìn nhận thú vị về Thuyết tương đối đặc biệt) trên Youtube. Sau quá trình tìm hiểu lâu dài, Ryan làm một video hài hước về Thuyết tương đối đặc biệt của Einstein, lý thuyết giải thích cho vấn đề giãn nở thời gian.

    Video vui nhộn này vượt qua hơn 2.000 tác phẩm dự thi, lọt vào vòng chung kết, giúp Ryan Chester giành giải thưởng Breakthrough dành cho thanh thiếu niên. Cụ thể, Ryan sẽ nhận học bổng trị giá 250.000 USD (khoảng 5,6 tỷ đồng). Richard Nestoff, giáo viên Vật lý của em mà theo Ryan mô tả như một "giáo viên giỏi nhất em từng gặp", cũng nhận số tiền 50.000 USD (tương đương 1,1 tỷ đồng) do đã hỗ trợ Ryan thực hiện vidoe này. Trường trung học North Royalton của nam sinh tài năng này sẽ được xây dựng một khu thí nghiệm khoa học trị giá 100.000 USD (hơn 2,2 tỷ đồng) hợp tác với phòng thí nghiệm khoa học Cold Spring Harbor ởNew York.

    Ryan vui vẻ cho biết: "Thuyết tương đối đặc biệt là một trong những lý thuyết đột phá nhất trong lĩnh vực Vật lý". Bên cạnh việc kể một câu chuyện thú vị, Ryan Chester còn sử dụng âm nhạc, đồ họa động và hiệu ứng để giải thích học thuyết khó hiểu của nhà khoa học vĩ đại Albert Einstein. Những hành động minh họa của cậu giúp các ý được nêu ra trong video trở nên đơn giản và dễ hiểu hơn. Ryan cũng giới thiệu vấn đề rất thú vị: "Thậm chí khái niệm cơ học lượng tử đơn giản nhất cũng có thể giúp bạn hiểu lý do thời gian khiến vật thể di chuyển nhanh hơn có vẻ chậm lại".

     

    Video của Ryan Chester.

    Trong video, nam sinh trường North Royalton lưu ý, về mặt lý thuyết, tính tương đối của thời gian là điều hiển nhiên. "Chúng ta chỉ không cảm thấy nó vì hiện tại chưa có phương tiện nào di chuyển trên Trái đất với tốc độ gần bằng vận tốc ánh sáng", Ryan nói. Cậu hy vọng, trong tương lai, con người có thể phát minh ra phương tiện như vậy. Vấn đề trước mặt của Ryan là xác định ngôi trường cậu sẽ theo học với học bổng trị giá 250.000 USD và dĩ nhiên phần thưởng này là hoàn toàn xứng đáng với những nỗ lực của em.

    Ngày 20/2/2013, các nhà sáng lập Quỹ Giải thưởng Đột phá (The Breakthrough Prize Foundation) họp báo công bố sự ra đời Quỹ này. Với số tiền thưởng 3 triệu USD cho mỗi ứng viên trúng giải, đây là giải thưởng khoa học lớn nhất thế giới hiện nay và lớn hơn rất nhiều so với giải Nobel, vì thế giải này còn được gọi là Giải Nobel sang trọng. Ngoài ra cách lựa chọn ứng viên trao giải cũng khác:

    Bất cứ ai ở bất cứ quốc gia nào cũng có quyền đề cử ứng viên cho Giải Đột phá, nhưng không được tự đề cử bản thân.

    Ủy ban Tuyển chọn người trúng giải chính là những vị từng nhận giải này năm trước.

    Không hạn chế số lượng ứng viên cũng như số lần được tặng giải (Giải Nobel có một Ủy ban Tuyển chọn gồm những vị suốt đời chỉ làm một việc lựa chọn ứng viên và chọn người trúng giải, số người trúng giải mỗi ngành không quá 3 người và họ chia nhau số tiền của một giải).

    Quỹ được sáng lập bởi Chủ tịch Công ty Genentech, huyền thoại công nghệ sinh học Arthur Levinson, cùng ba cặp vợ chồng tỷ phú bao gồm: Sergey Brin (đồng sáng lập Google) và vợ là Anne Wojcicki (sáng lập công ty 23andMe), Mark Zuckerberg và vợ là Priscilla Chan, Yuri Milner (sáng lập Tập đoàn Mail.ru Group) và vợ là Julia Milner. Ngày 25/9/2013, tỷ phú Jack Ma (Mã Vân), nhà sáng lập Tập đoàn Alibaba ở Trung Quốc và vợ là Cathy Zhang (Trương Anh) tuyên bố tham gia Quỹ Giải thưởng Đột phá và hứa góp mỗi năm 3 triệu USD.

    Quỹ này mới đầu chỉ trao giải cho hai lĩnh vực là Vật lý cơ bản và Khoa học sự sống, từ 12/12/2013 mới có thêm giải cho lĩnh vực Toán học. Năm 2014, Levinson tuyên bố thôi giữ chức Chủ tịch Giải thưởng Đột phá về Khoa học sự sống, với lý do chuyển sang cương vị Giám đốc công ty Calico. Người thay ông là bà Cori Bargmann (sinh 1961), nhà khoa học thần kinh hàng đầu tại Đại học Rockefeller, một trong số các chủ nhân giải Đột phá về Khoa học sự sống 2013 và chủ nhân giải Kavli 2012.

    Tham khảo WashingtonPost

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày