“Em đã xuống thẳng cuối danh sách, để tìm mốc năng lượng thấp nhất”, cậu Solomon nói trong một buổi phóng vấn với BBC Radio 3.
Câu nói “Tuổi trẻ tài cao” được lưu truyền muôn đời là có cái lý riêng của nó: một cậu học sinh Anh Quốc mới đây đã liên lạc với NASA, chỉ ra một lỗi sai trong dữ liệu họ ghi lại được trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Cơ quan vũ trụ này đã liên lạc lại và cảm ơn cậu vì thông tin sửa lỗi quý giá ấy.
Đó là cậu Miles Soloman, một học sinh 17 tuổi tại trường Tapton tại Sheffield. Lúc đó cậu đang tiến hành thực hiện dự án TimPix – một dự án cho phép học sinh tại Anh truy cập được vào dữ liệu ghi lại bởi một thiết bị phát hiện bức xạ, được thực hiện bởi phi hành gia Tim Peake trong khoảng thời gian 6 tháng hoạt động trên trạm ISS.
Buổi đêm tại Châu Âu, với góc nhìn từ ngoài Vũ trụ.
Trong nhiều dự án nghiên cứu khác, Peake đã tham gia vào một chương trình nghiên cứu nhằm tìm ra ảnh hưởng của bức xạ vũ trụ tới con người. Bức xạ trên trạm ISS được đo đạc bằng một thiết bị nhỏ giống như một chiếc USB có tên máy dò Timepix, được cắm vào một máy tính đặt trên trạm và gửi dữ liệu một cách thường xuyên xuống Trái Đất.
Soloman và những bạn học của mình đã được giao cho số liệu đo đạc của thiết bị Timepix dưới dạng một dàn file Excel khổng lồ, cho phép các em có thể thực hành phân tích số liệu với những kiến thức khoa học thực tế. Khi phân loại dữ liệu theo mức năng lượng của từng hàng, Solomon đã tìm ra những điểm bất thường trong số liệu ghi lại được.
“Em đã xuống thẳng cuối danh sách, để tìm mốc năng lượng thấp nhất”, cậu Solomon nói trong một buổi phóng vấn với BBC Radio 3.
“Em nhận thấy rằng đáng lẽ hàng đó phải không có năng lượng, dữ liệu chỉ ra rằng không có bức xạ nhưng lại có giá trị -1 ở đó. Điều đầu tiên em nghĩ tới là ‘Chắc hẳn năng lượng thì không thể âm được rồi’, và thế là em nhận ra rằng đó chính là lỗi sai trong dữ liệu của NASA”.
Thiết bị Timepix ...
... của NASA.
Ngay sau đó, Soloman và giáo viên vật lý của mình, anh James O’Neil đã liên lạc ngay với NASA qua email để báo về lỗi sai này. Các nhà nghiên cứu tại NASA đã trả lời họ, rằng họ biết tới những lỗi tương tự vậy và nghĩ rằng chúng xảy ra với mật độ khoảng 1 tới 2 lần mỗi năm. Có điều, họ đã nhầm.
“Chúng em tìm thấy rằng những lỗi sai ấy xuất hiện vài lần một ngày”, Soloman nói.
“Họ nghĩ rằng họ phải sửa những lỗi sai này đi”, nhà vật lý học Lawrence Pinsky tại Đại học Houston, người tham gia vào dự án TimPix và là cộng tác viên của dự án điều chỉnh bức xạ trên trạm ISS nói. “Vấn đề nằm ở chỗ nhiều thuật toán chuyển đổi thông tin thô sai lệch một chút, và vì thế chúng đã có một sai số chuyển đổi nhất định, qua đó xuất hiện kết quả âm”.
Được hỏi rằng liệu NASA có xấu hổ khi bị một cậu bé 17 tuổi sửa lỗi không, Pinsky trả lời rằng “Chúng tôi đánh giá cao nó hơn là cảm thấy xấu hổ. Việc một các học sinh trung học nghiên cứu tới một mức độ thực tế như vậy sẽ tạo cơ hội cho các em tìm ra những thứ tương tự như vậy”.
Cậu Miles Soloman 17 tuổi.
Dự án TimPix là một trong nhiều chương trình được tổ chức bởi Viện Nghiên cứu trong các trường học IRIS – một quỹ từ thiện của Anh cho phép học sinh và giáo viên có cơ hội được tham gia những nghiên cứu khoa học thực tế ngay tại trường của mình.
IRIS đã kết hợp với những tổ chức lớn như CERN, NASA, Wellcome Trust và Hiệp hội Làm vườn Hoàng gia Anh, đem những dự án khoa học thực tế tới những phòng học ở khắp nơi, nhằm ươm mầm những tài năng khoa học trẻ tuổi.
“Chúng tôi khai thác những tiềm năng lớn của tuổi trẻ và xem các em có thể làm được những gì”, thầy giáo vật lý O’Neil nói. “Cho tới giờ, nhóm nghiên cứu tuyệt nhất mà chúng tôi có thể lập nên chính là những học sinh trên mọi miền đất nước”.
Và bên cạnh việc phân tích dữ liệu bức xạ trên ISS, các cô cậu học sinh còn được tham gia nghiên cứu gen của bệnh tim mạch, phân tích khí quyển Sao Hỏa, tham gia thử nghiệm với Máy gia tốc Hạt Lớn. Thậm chí còn có cả dự án cho phép các em xây một phiên bản “Minecraft-hóa” của Máy gia tốc hạt, một dự án kết hợp với đội ngũ vật lý hạt tại Đại học Oxford.
Máy gia tốc Hạt Lớn.
Ít nhất là với Miles Soloman, IRIS đã cho em cơ hội có thể tiếp cận được nhiều hơn với khoa học, và cậu bé cũng giải thích rằng cậu đã không cố gắng “bóc mẽ” NASA khi chỉ ra những lỗi sai của họ. “Em không có ý tìm cách chứng minh rằng NASA dã sai, em cũng không nói rằng mình thông minh hơn họ, vì hiển nhiên là em không thông minh thế rồi – và các bác ấy là NASA cơ mà”, cậu Solomon nói. “Em muốn làm việc cùng họ và học hỏi thêm từ họ”.
Cậu bé Solomon đã hiểu được và chỉ ra được một lỗi sai trong dữ liệu của NASA về một con số chỉ năng lượng lại có giá trị âm – đó là một điều tốt. Nhưng liệu rằng đó có phải lỗi sai thật không?
Tham khảo ScienceAlert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng