NASA gọi đây là "cái đĩa bay tới từ ngoài hành tinh", thực hư ra sao?

    Dink,  

    Nếu chính NASA nói vậy, chúng ta cứ mặc sức suy diễn thôi.

    NASA vừa nhắc cho chúng ta nhớ về một tai nạn trong lịch sử hàng không vũ trụ. Họ đăng lên một tấm ảnh với tựa đề: "Một cái đĩa bay từ ngoài vũ trụ đâm thẳng xuống bề mặt sa mạc Utah, sau khi bị theo dõi bởi radar và bị theo đuôi bởi máy bay trực thăng". Dòng chữ đáng nghi ngờ lắm, thế nhưng NASA không động đến những từ ngữ gây hoang mang dư luận, ví dụ như "người ngoài hành tinh" hay tương tự vậy.

    Cái đĩa rơi từ ngoài không gian xuống, ngập nửa mình trong cát hóa ra là một phần của tàu vũ trụ Genesis. Mấy nhà khoa học NASA chỉ ba hoa vậy cho vui thôi. Bởi cái đĩa này đáng ra không hạ cánh một cách đầy đau đớn thế, nó bị theo dõi bởi cả radar và trực thăng chuyên dụng.

    NASA gọi đây là cái đĩa bay tới từ ngoài hành tinh, thực hư ra sao? - Ảnh 1.

    Sứ mệnh Genesis lên không gian vào mùng 8 tháng Tán năm 2001, với mong muốn tìm hiểu về gió Mặt Trời và đưa dữ liệu về Trái Đất để nghiên cứu. Bằng cách thu thập những hạt mang điện phát ra từ quầng hào quang của Mặt Trời, họ tìm cách phân tích thành phần ngôi sao trung tâm Hệ, hiểu thêm về những nguyên tố xuất hiện trong Hệ khi các hành tinh dần dần được hình thành.

    Để mang về mẫu vật gió Mặt Trời, tàu Genesis mang trên mình một cái đĩa thu thập mẫu vật, lấy trong suốt quá trình bay dài 2 năm. Nó lơ lửng tại điểm giữa Mặt Trời và Trái Đất, nơi có lực hấp dẫn cân bằng một cách chính xác.

    NASA gọi đây là cái đĩa bay tới từ ngoài hành tinh, thực hư ra sao? - Ảnh 2.

    "Vật chất chúng tôi dùng để thiết kế hệ thống thu thập dữ liệu của Genesis cần đủ dẻo dai để không hỏng lúc phóng, để giữ nguyên trạng mẫu vật khi chịu sức nóng khủng khiếp từ Mặt Trời và thu được mẫu vật đủ tinh khiết để phân tích mà không sai lệch kết quả", Amy Jurewicz, nhà khoa học thuộc dự án Genesis giải thích hồi tháng Chín năm 2004.

    Năm ngày sau, khay đựng mẫu vật đâm xuống sa mạc Utah với tốc độ 310 km/h.

    Kế hoạch để thiết bị đáp đất rõ ràng đã phải khác: 127 giây sau khi vào tầng khí quyển, nắp khoang dù sẽ phải bật mở để cái đĩa hạ từ từ xuống đất. Trong tấm ảnh nổi tiếng, cái đĩa nằm sấp mặt trong lớp cát, đằng xa là mấy cái máy bay trực thăng đang tiến lại gần để đánh giá hư hại.

    Lý do: Cách thời điểm va chạm không lâu, trực thăng đang ở trên cao chuẩn bị sẵn sàng để tóm cái đĩa khi còn đang ở trên không. Họ làm vậy vì dự tính dù sẽ bật, đón trước đĩa để tránh việc nó đáp đất, ô nhiễm mất công sức nghiên cứu dài nhiều năm.

    Cuối cùng dù không bật. Ta có cái ảnh "đĩa bay ngoài hành tinh cắm đầu xuống đất".

    NASA gọi đây là cái đĩa bay tới từ ngoài hành tinh, thực hư ra sao? - Ảnh 3.

    Sau khi điều tra, NASA phát hiện ra kĩ sư đã lắp ngược đầu bộ phẩn cảm biến chỉ bé bằng cái đầu bút chì. Đáng lẽ nó sẽ phát hiện ra lực g tăng lên rất lớn khi cái đĩa lao xuống đất, đủ lớn để mà bật dù hạ cánh. Lắp ngược nên nó chẳng cảm nhận được gì, dù không bật, nghiên cứu vứt sọt rác.

    Đĩa hư hại nặng, mẫu vật vô giá bên trong bị nhiễm khuẩn Trái Đất. Vẫn phải thu thập cái đĩa về để xem còn vớt vát được gì không.

    May mắn thay! Có những mẫu vật sống sót được cú va chạm. Phủi lớp bụi bên ngoài, những vật liệu lấy từ Mặt Trời vẫn còn nguyên vẹn, đủ để tiếp tục nghiên cứu.

    Trong ba năm, NASA xuất bản một loạt nghiên cứu nhờ khám phá của tàu Genesis. Ta biết được thêm về thành phần của Mặt Trời, sự khác biệt giữa thành phần Mặt Trời và thành phần các hành tinh khác trong Hệ.

    "Mặt Trời chứa tới hơn 99% vật chất có trong Hệ Mặt Trời, vậy nên tìm hiểu về nó càng nhiều sẽ càng tốt", Viện Công nghệ California nói hồi 2011. "Dù nghiên cứu khó khăn hơn chúng tôi tưởng, nhưng ta đã trả lời được những câu hỏi quan trọng, và cũng giống như mọi sứ mệnh vũ trụ khác, thành công lại mở ra hàng loạt những câu hỏi mới".

    Tham khảo ScienceAlert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày