(NLĐO) - Nghiên cứu mới dựa trên dữ liệu tàu vũ trụ Dawn tiết lộ một vật thể khổng lồ nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc có thể là mảnh vỡ từ một hành tinh đã mất.
- NASA tìm thấy manh mối về nguồn gốc vàng trong vũ trụ từ dữ liệu “bỏ quên” suốt 20 năm
- NASA phát hiện “hộp sọ” kỳ lạ trên sao Hỏa và không ai biết nó từ đâu tới
- Vì sao chuyên gia NASA tuyên bố chưa có phi hành gia nào từng rời khỏi bầu khí quyển Trái Đất, kể cả khi đã đặt chân lên Mặt Trăng
- Ngày này năm xưa, NASA phóng tàu vũ trụ - và lần đầu tiên, nó quay về để... bay tiếp
- Đánh bại NASA, Trung Quốc phát triển thành công loại "nhiên liệu kỳ diệu", cắt giảm hơn 50% thời gian du hành Sao Hỏa
Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi TS Ryan Park từ Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực (JPL) của NASA phát hiện ra rằng tiểu hành tinh nổi tiếng mang tên Vesta có thể là những gì còn lại của một hành tinh bị tan vỡ từ buổi bình minh của hệ Mặt Trời.

Tàu vũ trụ Dawn của NASA và 2 vật thể mà nó nghiên cứu: Hành tinh lùn Ceres ở bên trái và tiểu hành tinh Vesta ở bên phải - Ảnh: NASA/JPL-Caltech
Vesta, có đường kính khoảng 525 km, là một trong những tiểu hành tinh lớn nhất trong vành đai tiểu hành tinh quanh Sao Hỏa và Sao Mộc, nổi bật với bề mặt đa dạng và hố va chạm khổng lồ Rheasilvia.
Năm 2011, tàu vũ trụ Dawn của NASA đã tiếp cận tiểu hành tinh này và thu thập nhiều dữ liệu chi tiết về bề mặt, thành phần và cấu trúc bên ngoài của vật thể.
Những dữ liệu đó giúp các nhà khoa học suy ra thứ họ muốn tìm hiểu nhất là cấu trúc bên trong.
Bằng các phương pháp mới, giờ đây, nhóm của TS Park đã đưa ra 2 kịch bản mới về cấu trúc bên trong của Vesta.
Họ phát hiện ra rằng mật độ lớp phủ của Vesta cao hơn người ta nghĩ, và chỉ có sự tương phản hạn chế giữa mật độ của lớp phủ và lõi.
Trên thực tế, điều này có nghĩa là không có lõi, hoặc nhiều nhất là một lõi rất nhỏ.
"Việc không có lõi là điều rất đáng ngạc nhiên. Đây thực sự là một cách nghĩ khác biệt về Vesta" - PGS Seth Jacobson từ Đại học Michigan (Mỹ), đồng tác giả, nói với Universe Today.
Điều này dường như phản bác lại niềm tin trước đó rằng Vesta có thể là lõi của một hành tinh thất bại.
Nhưng nhóm nghiên cứu này cho rằng Vesta đơn giản là mới bắt đầu tan chảy và bắt đầu biệt hóa thì bị nguội đi đột ngột.
Bề mặt của Vesta được bao phủ bởi đá nham thạch bazan, cho thấy nó đã trải qua quá trình này. Điều này trái ngược với hầu hết các tiểu hành tinh vốn có bề mặt giống sỏi hơn.
"Phần bên trong của Vesta không trải qua quá trình phân hóa hoàn toàn do sự bồi tụ muộn" - các tác giả cho hay.
Kịch bản thứ 2, được tin tưởng hơn, đó là Vesta là một mảnh vỡ từ một hành tinh đã mất của hệ Mặt Trời. Vì chỉ là mảnh vỡ nên nó không có đầy đủ các lớp như một hành tinh hay hành tinh lùn.
Những cú va chạm nảy lửa, đủ để các hành tinh vỡ nát, không phải là hiếm đối với hệ Mặt Trời sơ khai.
Chính Trái Đất của chúng ta cũng được cho là đã va chạm với hành tinh Theia to bằng Sao Hỏa trong buổi sơ khai. Cú va chạm khiến vật liệu 2 thế giới hòa trộn với nhau, trong khi một số mảnh vỡ văng lên quỹ đạo và kết tụ thành Mặt Trăng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Trên tay Galaxy S25 Edge (& Galaxy Ring) tại Việt Nam: Samsung lại một lần nữa tiên phong, nhưng kẻ mở đường thường phải chấp nhận những hoài nghi
Galaxy S25 Edge và Galaxy Ring vừa cập bến Việt Nam, tiếp tục thể hiện vai trò tiên phong của Samsung - nhưng cũng để lại không ít câu hỏi về tính thực tiễn và đối tượng người dùng mà hãng muốn hướng tới.
Đừng lầm tưởng: Galaxy S25 Edge không phải điện thoại thanh mỏng nhất, danh hiệu này thuộc về một chiếc smartphone Trung Quốc ra mắt cách đây… 11 năm