NASA xác nhận rằng trên bề mặt Europa, mặt trăng của Sao Mộc có một cột nước cao 200 kilomet

    Dink,  

    Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi tiến hành lấy nước trên Europa về nghiên cứu.

    Trên mặt trăng Europa của Sao Mộc có nước, và không chỉ dừng lại ở đó, có vẻ như bề mặt Europa có những cột nước cao, từ đại dương bên dưới phun xuyên qua lớp vỏ của nó.

    Cuối năm 2012, Kính viễn vọng Hubble của NASA đã phát hiện được một thứ có vẻ như là một cột nước cao 200 kilomet, phun tại phía cực Nam của Europa. Đây là một tin thú vị với các nhà khoa học cũng như những người quan tâm tới vũ trụ, bởi lẽ nhờ cột nước (cũng như lỗ thủng mà cột nước tạo ra đó), ta có thể dễ dàng lấy mẫu nước của Europa mà không cần phải quá mất công xuyên phá lớp băng dày.

    Phát hiện năm 2012 vẫn chỉ là phỏng đoán trong nhiều năm trời, nhưng ngày hôm nay, NASA đã công bố rằng Hubble đã chính xác nhìn thấy được cột nước cao, và có lẽ, lần này sau hàng loạt nghiên cứu, họ đã có thể khẳng định và xác nhận rằng có tồn tại một cột nước trên Europa.

    Đội ngũ nghiên cứu được dẫn dắt với William Sparks, giáo sư của Viện Kính viễn vọng Khoa học Vũ trụ Baltimore, đã sử dụng kính viễn vọng Hubble để quan sát Europa trong khoảng thời gian 15 tháng liên tục. Ba lần họ đã thành công, quan sát được hoạt động của một cột nước như vậy vào Tháng Một, Tháng Ba và Tháng Tư năm 2014.

    Chúng có vẻ là thực sự tồn tại”, ông Sparks nói trong hội nghị NASA tổ chức ngày hôm nay. “Chi tiết và thông số cho thấy như vậy, và tôi không biết tới có bất kì một hiện tượng tự nhiên nào có thể có được đặc tính như thế”.

    Thông báo mới này của NASA dựa trên việc Europa băng qua Sao Mộc, dưới tầm nhìn của kính Hubble, theo như hình ảnh gửi về, có vẻ như cột nước cao ấy đã chặn tia cực tím phát ra từ Sao Mộc. May mắn là quan sát này vẫn thuộc giới hạn của kính thiên văn vũ trụ nổi tiếng kia.

    Chúng tôi vẫn cẩn thận với những khám phá của mình”, ông Sparks nói. “Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta không hiểu được về thành phần của ‘cột nước’ kia, hay tình trạng môi trường lúc đó, hay thậm chí là Europa có hình dáng như thế nào dưới tia cực tím".

    Việc phân tích thông tin gửi về từ Hubble là một công đoạn cực kì phức tạp, điều đó lý giải tại sao NASA đến bây giờ mới hé lộ những thông tin này (2 năm sau phát hiện).

    Những phát hiện vào năm 2012 đã từng được thông báo vào tháng 12 năm 2013, nhưng được thông báo bởi một nhóm nghiên cứu khác, dẫn đầu là Lorenz Roth từ Viện Nghiên cứu Đông Nam tại San Antonio. Họ đã sử dụng một cách thức khác để phát hiện cột nước cao ấy, nhưng cả hai bên đều thống nhất rằng một cột nước cao 200 kilomet là có thực.

     Hai cách thức phát hiện đều cho thấy rằng có hoạt động của một cột nước trên Europa.

    Hai cách thức phát hiện đều cho thấy rằng có hoạt động của một cột nước trên Europa.

    Việc cột nước này tồn tại sẽ thúc đẩy tiến trình khám phá Europa của NASA, và đúng như vậy, họ đang tính tới việc thực hiện sứ mệnh vũ trụ này vào năm 2020. Hành trình của nhiệm vụ này sẽ xoay quanh quỹ đạo của Sao Mộc, và bay qua Europa nhiều vòng trong nhiều năm, để khám phá thêm về đại dương của mặt trăng này, cũng như tiềm năng hỗ trợ sự sống của nó.

    “Kết quả của nghiên cứu này đã khiến chúng tôi thêm tự tin rằng nước và các vật chất khác trên đại dương của Europa, đại dương nằm dưới lớp băng dày có thể dễ dàng tiếp cận và nghiên cứu, mà không cần phải quá mất công đáp xuống và đào sâu”, theo lời Paul Hertz, giám đốc nghiên cứu Vật lý Vũ trụ tại trụ sở NASA, đặt tại thủ đô Washington.

    Những phát hiện mới này còn gợi ý rằng nếu như các mạch nước ngầm tồn tại trên Europa, những mạch nước lớn tạo nên được cột nước 200 kilomet kia, sẽ là những hiện tượng cực kì đáng lưu ý bởi tính liên tục của chúng. Nếu như xác định được thời gian và cách thức những cột nước khổng lồ ấy phun lên, ta sẽ có thêm một sứ mệnh vũ trụ nữa: băng vào cột nước ấy.

    Một trong những yếu tố mà chúng tôi chưa biết về những cột nước này là thời gian chúng phun lên”, theo lời Curt Niebur, một trong những nhà nghiên cứu Europa tại Trụ sở NASA. “Với Hubble và kính James Webb dự tính lên quỹ đạo vào năm 2018, chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu nhiều hơn về nó, tạo ra một lịch trình cụ thể để có thể tiến hành nghiên cứu”.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày