Nếu bạn là nhân viên mới, đừng dại thổ lộ những điều này với đồng nghiệp

    Phuonlinn,  

    Ấn tượng ban đầu rất quan trọng, vì thế, bạn hãy cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói với đồng nghiệp mới trong ngày đầu tiên đi làm.

    Thực tế đã chứng minh, những điều bạn nói với đồng nghiệp mới trong ngày đầu tiên làm việc không chỉ quyết định ấn tượng của họ đối với bạn mà còn có thể khiến cho những ngày tháng sau này của bạn ở công ty chẳng mấy dễ chịu.

    Theo J.T. O'Donnell, chuyên gia nhân sự, nhà sáng lập của trang web tư vấn tìm việc CAREEREALISM.com và là tác giả của cuốn “Careerealism: The Smart Approach to a Satisfying Career” (tạm dịch: “Thực tế nghề nghiệp: Cách khôn ngoan để có một công việc ưng ý”), “lời đã nói ra khó có thể rút lại được và rất có thể lời nói ấy sẽ khiến bạn phải gói ghém đồ đạc rời khỏi công ty ngay sau 3 tháng thử việc”.

    Chuyên gia môi trường làm việc Michelle Kerrigan cho rằng: “Việc các nhân viên mới mong muốn gây ấn tượng tốt và hòa nhập với công việc một cách nhanh chóng là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, nhiều người nói quá nhiều trong khi tất cả những gì họ nên làm đó là lắng nghe”.

    Dưới đây là những điều bạn nên tránh nói với đồng nghiệp, nhất là trong ngày làm việc đầu tiên:

    1. Khi nào tôi được tăng lương?

    Randall gợi ý rằng thay vì hỏi về vấn đề lương lậu, hãy hỏi xem làm thế nào để trụ lại sau 3 tháng thử việc và được nhận vào làm chính thức ở công ty.

    2, Đợi chút, tôi phải hoàn thành nốt hồ sơ của mình đã

    Theo Taylor, chắc chắn bạn sẽ được giao cho rất nhiều công việc khác nhau vào ngày đầu tiên đi làm. Tuy nhiên, bạn cần phải xác định được ưu tiên hàng đầu đó là hoàn thành các công việc sếp mới giao cho bạn.

    “Đây là ấn tượng đầu tiên quan trọng nhất mà bạn cần phải để ý đến. Cơ chế làm việc của các công ty thường rất linh hoạt, bạn không chỉ phải hoàn thành công việc của người quản lí trực tiếp mà đôi khi phải đảm nhận cả công việc của đồng nghiệp, của bộ phận quản lí nhân sự hay các cấp quản lí khác”.

    3, Tôi nghe nói rằng … . Có đúng như vậy không?

    Một điều chắc chắn rằng bạn chẳng hề mong muốn mọi người nghĩ mình là một kẻ hay buôn dưa, nhất là vào ngày đầu tiên bạn đi làm đúng không nào? Hãy tránh hỏi han hay lan truyền các tin đồn trong công ty, về đồng nghiệp mới hoặc về sếp cũ của bạn.

    4, Này, tiệc tùng vào các kì nghỉ của công ty như thế nào? Chúng ta có được lĩnh thêm một khoản hay liên hoan gì không?

    Randall khuyên rằng thay vì tò mò, tại sao bạn không ngồi đợi xem kì nghỉ lễ của công ty sẽ trôi qua ra sao. Tiện thể, bạn hãy nghĩ xem mình sẽ làm gì nếu chẳng nhận được bất cứ thứ gì từ công ty vào kì nghỉ lễ.

    5, Ai là người phụ trách sửa chữa hệ thống điện thoại ở công ty vậy?

    Nếu chiếc điện thoại bạn đang dùng ở công ty đã cũ hay gặp trục trặc kĩ thuật thì điện thoại của những đồng nghiệp khác cũng chẳng khá khẩm hơn là bao đâu. Vì vậy, đừng yêu cầu nâng cấp điện thoại bởi điều này chỉ khiến bạn bị đồng nghiệp xa lánh mà thôi. Họ sẽ cho rằng bạn là người hay đòi hỏi.

    Randall cho hay: “Hãy học cách xoay sở với những gì bạn có. Nếu trang thiết bị của công ty còn thiếu thốn thì hãy cố gắng xoay sở chứ đừng lấy đó làm lý do cho hiệu quả công việc còn thấp của mình”.

    6, Sếp cũ của tôi chẳng biết gì hết

    Có thể sếp trước đây của bạn là một người kém thông minh nhưng theo Kerrigan, bạn không nên phàn nàn điều này với đồng nghiệp mới bởi việc này sẽ làm giảm sự chuyên nghiệp của bạn cũng như khiến mọi người đánh giá không tốt về bạn. Trong mắt các đồng nghiệp, kẻ ngốc nghếch ở đây không phải là sếp cũ của bạn mà chính là bạn cũng nên.

    “Chính sự hài hòa giữa các mặt tốt và xấu tạo nên giá trị của bạn. Một khi mọi người có ấn tượng xấu về bạn, sẽ rất khó để thay đổi cách nhìn của họ. Bạn cần phải xây dựng cho mình một hình tượng tốt ngay từ đầu.”

    7, Tôi mệt mỏi quá

    Taylor chia sẻ rằng bạn luôn phải toát lên tinh thần hăng hái, phấn chấn trong công việc, nhất là trong những ngày đầu đi làm bởi thời gian thử việc là khoảng thời gian bạn sẽ bị soi rất gắt đấy nhé.

    8, Không, cám ơn, tôi đã chuẩn bị bữa trưa ngày hôm nay rồi

    Thật chẳng khôn ngoan nếu như bạn từ chối một cơ hội ăn trưa và kết thân cùng đồng nghiệp và sếp mới bày ngay trước mắt. Do đó, kể cả khi bạn đã chuẩn bị đồ ăn trước đó thì cũng cứ vui vẻ nhận lời mời ăn trưa, bạn sẽ chẳng thiệt thòi đâu.

    9, Theo tôi thì…

    O’Donnell khuyên rằng trừ phi được hỏi, nếu không bạn đừng nêu ra ý kiến cá nhân mà trước tiên hãy lắng nghe ý kiến của sếp. Nhớ kĩ câu thần chú “Chỉ hỏi, đừng nói”, bạn sẽ vượt qua những ngày đầu đi làm một cách an toàn.

    10, Anh ấy thật dễ thương! Anh ấy thường làm gì vào cuối tuần vậy?

    Thậm chí chúng ta chẳng cần phải giải thích tại sao câu hỏi này không nên xuất hiện trong cuộc trò chuyện với đồng nghiệp vào ngày làm việc đầu tiên bởi lẽ chẳng mấy ai muốn bị coi là kẻ đào hoa cả.

    Tham khảo Business Insider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày