(Tổ Quốc) - Dù có ghét chuột nhưng nếu chúng biến mất, không chỉ các loài động vật mà con người trên Trái Đất cũng sẽ gặp rắc rối đấy nhé.
- "Con bị đâm xe rồi, hãy chuyển tiền ngay": Chi tiết bất thường trong lời kêu cứu giúp người cha thoát bẫy kẻ lừa đảo trong phút chót
- Ấn Độ có điện thoại di động kết nối Internet, giá chỉ 290.000 đồng
- Trung Quốc 'gây choáng' khi in 3D đập thuỷ điện: Nhà máy cao 180m nhưng không cần đến sức người, hoàn thiện trong 2 năm và tạo ra gần 5 tỷ kWh điện mỗi năm
- Thiết bị tích hợp AI giúp người khiếm thị di chuyển dễ dàng
- Người cuồng mua sắm trực tuyến chiếm 45% giao dịch thương mại điện tử Đông Nam Á, 91% người mua hàng theo ảnh hưởng của người nổi tiếng
Theo các nhà khoa học, chuột là một loài động vật gặm nhấm có kích thước trung bình. Chúng có lông ngăn, cái đuổi dài, tai tròn dựng đứng, mắt lồi, râu dài, mõm nhọn và bàn chân 5 ngón.
Một điều đáng sợ là loài chuột có khả năng sinh sản không ngớt, dù ở bất kể mùa nào hay khí hậu ra sao. Chuột có thể đẻ từ 8 - 12 con mỗi lứa (tùy loài). Điều đáng sợ là cứ sau 3 tuần, một con chuột cái lại có thể mang thai và sinh đẻ lứa tiếp theo.
Thông thường một con chuột cái sẽ sinh từ 4 – 7 lứa mỗi năm. Do vậy, trung bình một năm mỗi côn chuột cái có thể để được từ 30 – 40 con chuột con. Nếu con người không tìm ra cách kiểm soát thì rõ ràng loài chuột có thể phát triển với số lượng khổng lồ.
Chuột vốn có nguồn gốc từ châu Á và Australia. Nhưng sau khi con người bắt đầu di chuyển, chúng đã bám theo. Kết quả, đến nay, chuột đã có mặt ở khắp nơi trên thế giới với hơn 60 loài khác nhau.
Tuy nhiên, chuột thường bị con người ghét bỏ và chịu nhiều tiếng xấu, bởi vì chúng từng là vật trung gian truyền bệnh như virus Hanta, vi khuẩn Salmonella và nhất là đại dịch đáng sợ mang tên "Cái chết đen" thời Trung Cổ. Theo đó, dịch bệnh này đã lan rộng do bọ chét ký sinh trên chuột.
Ngoài ra, chuột còn thường gắn liền với những điều kiện kém vệ sinh và làm hư hỏng đồ đạc trong nhà.
Các chuyên gia cho biết, nhờ có hàm rằng sắc và thương xuyên dài ra, chuột có thể cắn hỏng cả dây điện, ống nước và thậm chí là bê tông. Điều này khiến nhiều gia đình phải sửa chữa tốn kém. Vì vậy, nhiều người rất ghét chuột và đôi lúc còn ước thế giới không có loài vật này.
Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, tất cả những điều trên không hẳn là lỗi của chuột. bởi chúng chỉ cố gắng sinh tồn giống như tất cả các động vật khác quanh chúng ta. Hơn nữa, sự phá phách của chuột là cái giá nhỏ mà chúng ta cần trả cho vai trò của chúng trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái.
Nếu chuột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra?
Thứ nhất, nếu chuột bất ngờ biến mất khỏi Trái Đất, môi trường sống xung quanh chúng ta sẽ chứa đầy rác. Bởi chuột chịu trách nhiệm làm công việc vệ sinh. Chúng thường ăn rác và các thứ khác mà con người bỏ đi. Do đó, nếu không có chuột, phần lớn rác thải sẽ lưu lại xung quanh chúng ta, lây lan dịch bệnh và gây áp lực cho các chính phủ phải chi tiền để quét dọn.
Thứ hai, chuột đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn dưới dạng là con mồi cho nhiều loài động vật, chẳng hạn như đại bàng, rắn và những loài vật khác. Như vậy, điều này có nghĩa là nếu chuột không còn tồn tại, những loài vật săn mồi này sẽ buộc phải tìm nguồn thức ăn khác, hoặc thậm chí chúng có thể bị đe dọa tuyệt chủng.
Điều này dường như không ảnh hưởng tới nguồn thức ăn của con người?
Nhận định này là không đúng, bởi chuột thực tế cũng góp phần phân tán hạt từ thực vật. Đây là một điều rất cần thiết cho sự phát triển và sinh tồn của nhiều loài cây. Hơn nữa, chuột còn đóng vai trò trong quá trình phân hủy bằng cách chia nhỏ vật chất hữu cơ nhằm đảm bảo chất lượng đất và chu kỳ dưỡng chất.
Thứ ba,chuột được coi như "linh vật" trong các nghiên cứu khoa học hiện nay. Dù là một loài vật được cho là phá hoại, nhưng chuột lại là loài vật được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu từ thử nghiệm vaccine, thuốc điều trị, nghiên cứu hành vi, thử thai... Nhờ có chúng mà nhân loại đã thử nghiệm và tìm ra được nhiều phương thuốc, loại vaccine... cho con người trong lĩnh vực khoa học và y tế suốt hàng trăm năm qua.
Tựu trung lại, sự biến mất đột ngột của chuột cũng có nghĩa là cân bằng sinh thái sẽ bị ảnh hưởng.
Bài viết tham khảo nguồn: EPA, Exterminatornearme, Peekaboo Kidz
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng