Nếu nghiêm túc muốn trở thành công ty dịch vụ, Apple nên học hỏi mô hình Amazon Prime
Apple đang dần cho thấy sự quan tâm lớn với mảng dịch vụ và nếu muốn đi theo con đường này giống các công ty khác, Apple tốt nhất nên học theo cách của Amazon với việc đưa ra một dịch vụ giống Prime.
Apple đã công bố báo cáo thu thập mới nhất vào ngày 29/1 vừa qua. Cụ thể, Apple đạt doanh thu 84,3 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ và gần như chính xác với dự đoán trước đó.
Không bất ngờ khi doanh số iPhone trong Q1/2019 (Q4/2018 theo cách tính của Apple) đã giảm tới 5% so với cùng kỳ năm trước. Thế nhưng doanh thu từ các mảng kinh doanh khác đã tăng tới 19%.
Đặc biệt mảng dịch vụ của Apple bao gồm iCloud, App Store, Apple Music, Apple Pay,…đã có sự tăng trưởng ấn tượng. Doanh thu mảng dịch vụ trong Q1/2019 của Apple đạt 10,9 tỷ USD. Thậm chí hãng dự báo doanh thu có thể tăng từ 55-59 tỷ USD trong Q2/2019.
Tính tổng trong 4 quý năm 2018, doanh thu bán ứng dụng, phim, game, thuê bao dịch vụ Apple Music, AppleCare, iCloud, Apple Pay đạt 39,6 tỷ USD. Đặt giả thuyết mảng dịch vụ của Apple tách riêng thành một công ty, nó có thể đứng ở vị trí thứ 79 trong danh sách Fortune 500, thậm chí xếp trên cả Facebook, American Express, Nike, Coca-Cola, McDonald.
Rõ ràng không cần phải phô trương khi Apple giờ đây đã trở thành một trong những công ty truyền thông và dịch vụ lớn nhất thế giới. Nếu tiếp tục duy trì con đường này, Apple có lẽ sẽ được mọi người biết đến với thêm một danh hiệu mới ngoài thương hiệu đắt giá nhất thế giới.
Mới đây, Apple đã ký thỏa thuận với các nhà sản xuất, nhà làm phim và thậm chí là cả MC Oprah Winfrey nhằm mục tiêu ra mắt dịch vụ phát trực tuyến của riêng mình với nội dung độc quyền.
CEO Tim Cook chia sẻ rằng, doanh thu không như kỳ trọng trong Q1/2019 là một nỗi thất vọng lớn với ông và ban lãnh đạo công ty. Tuy nhiên ông tin rằng, nếu tham gia xây dựng nội dung gốc, Apple có thể làm được một điều gì đó thành công và để cả thế giới chú ý như với iPhone.
Apple nên học hỏi mô hình kinh doanh dịch vụ của Amazon
Amazon Prime khởi đầu là một dịch vụ giúp khách hàng nâng cấp từ thành viên thường lên thành viên đặc biệt (VIP), qua đó cho phép họ có thể mua hàng và miễn phí vận chuyển. Giờ đây người dùng dịch vụ Amazon Prime có thể tham gia giao dịch tại Whole Food, streaming miễn phí trên Amazon Prime Video và Prime Music, đọc e-book miễn phí.
Việc được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn, bao gồm cả phí vận chuyển có lẽ lý do tại sao nhiều người lại đăng ký dịch vụ có giá 119 USD/năm đến vậy. Tuy nhiên cũng có khả năng các chương trình quay thưởng hay ưu đãi là điều khiến khách hàng quan tâm và luôn muốn duy trì dịch vụ. Theo Bloomberg, có tới 90% người dùng gia hạn dịch vụ Prime.
Hiệu quả là vậy, tại sao Apple không thử học theo mô hình dịch vụ này của Amazon. Táo Khuyết hoàn toàn có thể làm được điều tương tự. Ví dụ, Apple có thể kết hợp các chương trình mới và quyền truy cập dịch vụ âm nhạc, trò chơi, lưu trữ, AppleCare và thậm chí cả việc mua iPhone với giá ưu đãi vào trong một gói dịch vụ duy nhất.
Chương trình nâng cấp iPhone mới của Apple hiện dao động từ khoảng 37-60 USD/tháng. Apple Music có giá 10 USD và iCloud dao động từ 1-10 USD. Một dịch vụ như Apple Prime hoàn toàn có thể dao động trong khoảng 75-100 USD/tháng.
Apple đang nắm trong tay lợi thế về lòng trung thành của người dùng với thương hiệu. Do đó thay vì phải lo lắng về doanh số sau mỗi kỳ nghỉ lễ và đón chờ sự tăng trưởng mới sau khi ra mắt iPhone mới, Apple hoàn toàn có thể hướng khách hàng tham gia vào các dịch vụ của hãng. Dịch vụ chắc chắn là thứ sẽ mang lại doanh thu đáng tin cậy và ổn định hơn iPhone.
Nắm bắt được sự tin tưởng của khách hàng là chiến lược đã giúp dịch vụ Prime thành công như hiện nay. Dịch vụ này hiện có 100 tiệu thuê bao và sự thành công của Prime đã phần nào truyền cảm hứng cho nhiều công ty khác như Disney.
Cho đến nay, Apple vẫn chưa hé lộ điều gì về kế hoạch xây dựng và sản xuất nội dung gốc trong thời gian tới. Cần phải nhớ rằng, Apple đã từng sản xuất một số TV show thực tế như Planet of the Apps, Carpool Karaoke nhưng không đem lại thành công như mong đợi.
Đó là chưa kể từ trước đến nay, Apple chưa thực sự quan tâm nhiều đến dịch vụ nội dung. Bằng chứng số tiền chi để phát triển các nội dung gốc của Apple vẫn còn khá thấp so với HBO, Amazon, Netflix. Hồi cuối năm 2017, Apple đã đầu tư 1 tỷ USD để sản xuất nội dung gốc. Tuy nhiên con số này vẫn thấp hơn nếu so với 6 tỷ USD của Netflix.
Nếu Apple thực sự coi dịch vụ là hướng đi tiếp theo thời kỳ hậu iPhone, hãng cần biết cách tạo ra một hệ thống dịch vụ kết hợp, đồng thời phát triển các nội dung gốc chất lượng hơn để thu hút khách hàng.
Nói gì thì nói, Apple cần một chiến lược đầu tư rõ ràng hơn cho dịch vụ thay vì quá trông chờ vào iPhone như hiện nay.
Tham khảo Quartz
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng