Nếu như Leonardo DiCaprio là "thánh nhọ" của điện ảnh thì đây chính là 3 đại diện khác của ngành khoa học
Tuy có công rất lớn cho thế giới này, nhưng những nhà khoa học trong bài sau không nhận được những gì họ xứng đáng.
1. Arnold Sommerfeld
Arnold Sommerfeld là nhà vật lý người Đức, người đã có công trong việc giới thiệu góc phương vị (azimuthal) và số lượng tử spin (spin quantum) rất quan trọng trong ngành toán học và vật lí học.
Ông được đề cử cho giải thưởng Nobel Vật Lý 84 lần, nhưng chưa bao giờ đoạt giải. Không chỉ vậy, ông đã cố vấn cho rất nhiều người đã đoạt giải Nobel, bao gồm Werner Heisenberg, Wolfgang Pauli, Peter Debye và Hans Bethe là những sinh viên tiến sĩ của ông.
2. Douglas Prasher
Ông là nhà khoa học đầu tiên nhân bản thành công protein huỳnh quang xanh (GFP - Green Fluorescent Protein) và ông đã chia sẻ nghiên cứu này cho Martin Chalfie và Roger Y. Tsien. Ông cũng là người đầu tiên đề xuất GFP có thể sử dụng như một chất đánh dấu (tracer) cho các hệ thống sinh hóa. Đáng chú ý, nghiên cứu của ông là nền tảng của ngành công nghiệp hàng triệu đô la.
Không may rằng có một khoảng thời gian (năm 2008) Prasher đã phải bỏ học viện vì bị từ chối tài trợ nghiên cứu thêm. Prasher đã thất nghiệp trong hơn một năm và phải làm tài xế xe buýt đưa đón tại Penney Toyota với mức lương 8,5 USD một giờ. Ông thậm chí còn dán sticker ở mặt sau chiếc xe của mình có ghi "Nhà khoa học cần việc làm" và số điện thoại của ông. Hai người đồng nghiệp cùng ông chia sẻ nghiên cứu cũng đã giành được giải thưởng Nobel về Hóa Học.
3. Marie Curie
Marie Curie là một nhà vật lý và hóa học người Ba Lan-Pháp, nổi tiếng về việc nghiên cứu tiên phong về tính phóng xạ và các chất phóng xạ. Bà là người đầu tiên vinh dự nhận được hai Giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau: vật lý và hóa học.
Thật không may, vào thời của bà, các biện pháp an toàn trong khi làm việc với phóng xạ chưa có nên Curie đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề khi tiếp xúc với các hợp chất phóng xạ một cách trực tiếp, ví dụ như bà đã để ống chứa radium có phát ra tia X quang trong túi của mình. Marie Curie đã qua đời vì nhiễm độc phóng xạ khiến máu không thể tái tạo được.
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng