Nếu đưa ra tiêu chuẩn so sánh thì mức sống trung bình của một người Mỹ tương đương với mức sống của 2 người Nhật Bản, 6 người Mexico, 13 người Trung Quốc, 31 người Ấn Độ, 128 người Bangladesh hoặc 370 người Ethiopia.
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dân số và sinh thái chứng minh, nếu tất cả các cư dân trên thế giới sống theo tiêu chuẩn của người Mỹ như mức sống năm 2012 thì toàn bộ dân số trên hành tinh này sẽ phải cần đến 4 Trái Đất.
Cần tới 4 Trái Đất để con người sống sung túc như dân Mỹ.
Thật vậy, theo tính toán của các chuyên gia này, người dân Hoa Kỳ tiêu thụ 20% tổng sản lượng năng lượng của nhân loại , tiêu thụ 15% lượng thịt trên toàn cầu và xả ra khoảng 40% lượng rác thải thế giới mỗi ngày. Nếu đưa ra tiêu chuẩn so sánh thì mức sống trung bình của một người Mỹ tương đương với mức sống của 2 người Nhật Bản, 6 người Mexico, 13 người Trung Quốc, 31 người Ấn Độ, 128 người Bangladesh hoặc 370 người Ethiopia.
Mặc dù vậy, để đưa ra kết quả nghiên cứu này thì các nhà khoa học đã sử dụng khá niệm "dấu ấn sinh thái" để tính toán. Dấu chân sinh thái (Ecological footprint) là một thuật ngữ được sử dụng từ những năm 1990 bởi các nhà khoa học thuộc trường Đại học British Columbia là William Rees và Mathis Wackernagel. Theo đó, dấu chân sinh thái là một thước đo nhu cầu về các diện tích đất, nước có khả năng cho năng suất sinh học cần thiết để cung cấp thực phẩm, gỗ cho con người, bề mặt xây dựng cơ sở hạ tầng, diện tích hấp thụ cacbon điôxít, khả năng chứa đựng và đồng hóa chất thải.
Dấu chân sinh thái.
Loài người đang khai thác tài nguyên thiên nhiên vốn có để phục vụ cho lợi ích của mình. Theo các nhà khoa học, Trái Đất có khả năng tái tạo lại những gì con người đã khai thác. Điều này là hoàn toàn đúng đắn vì những gì con người đang khai thác cũng là những gì Trái Đất đã tạo ra. Tuy nhiên, khả năng tái tạo của Trái Đất là có hạn, nếu con người khai thác tài nguyên vượt quá khả năng tái tạo của Trái Đất thì Trái Đất sẽ rơi vào trình trạng quá tải, nghĩa là không thể tái tạo đủ những gì con người khai thác.
Người ta đưa ra đơn vị Gha tương ứng với một Ha đất tiêu chuẩn. Theo đó thì một Gha hay một Ha đất tiêu chuẩn này sẽ có khả năng cung ứng một lượng vật chất tự nhiên cho con người. Nếu con người càng khai thác quá đà thì lượng Gha sẽ càng giảm. Hầu như các nước đều sử dụng quá dấu chân sinh thái của đất nước mình.
Nếu một người uống trung bình 5 ly cà phê mỗi ngày, thì gián tiếp sử dụng số lượng bề mặt Trái Đất nhiều hơn so với người chỉ uống 1 ly. Trước khi biến thành thức uống, cây cà phê đã phải được trồng ở đâu đó và hạt cà phê phải qua quá trình xử lý và chuyên chở. Quá trình này đã sản sinh ra rất nhiều khí thải... Theo cách tính đó, "dấu ấn sinh thái" của người ăn chay nhỏ hơn nhiều so với người ăn bình thường vì một tấn thức ăn nhận được từ thực vật chỉ cần 0,78ha để sản xuất so với 2,1ha đất để sản xuất một tấn thực phẩm chế biến từ thịt. Một người thường xuyên đi lại bằng lạc đà sẽ có "dấu ấn sinh thái" thấp hơn so với người đi xe ô tô và mua thực phẩm trong các siêu thị.
Biểu đồ của chỉ số dấu chân sinh thái.
Từ năm 2003 đến nay, hàng năm Tổ chức phi chính phủ Global Footprint Network (GFN), đặt tại California, Hoa Kỳ, đã tính toán "dấu chân sinh thái của nhân loại", nghĩa là mức tiêu dùng tài nguyên so với khả năng tái tạo của Trái Đất. Theo tổ chức này, "dấu chân sinh thái của nhân loại" đã tăng 2% trong thời gian một năm từ 2005 đến 2006, và tăng 22% so với thập kỷ trước, vì các lý do dân số tăng và mức tiêu dùng trung bình tính theo đầu người cũng tăng. Chủ tịch GFN Mathis Wackernagel cảnh báo rằng: "Chúng ta tiêu dùng quá nhanh tài nguyên mà Trái Đất có thể cung cấp và chúng ta sản xuất ra nhiều chất thải hơn là khả năng tiếp thụ của Trái Đất”. Các nhà khoa học cũng tính toán rằng hiện nay, nhân loại cần tới 1,5 Trái Đất mới đủ tài nguyên để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu trong thời gian một năm.
Dấu ấn sinh thái cho thấy nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên của con người tăng gấp đôi kể từ năm 1966 và chúng ta hiện đang sử dụng tài nguyên của 1.5 hành tinh tương đương trái đất của chúng ta. Nếu chúng ta tiếp tục sống với nhu cầu lớn hơn khả năng cung cấp được của trái đất, thì đến năm 2030 phải cần đến 2 hành tinh như trái đất để đáp ứng nhu cầu hàng năm của con người.
Ông Jim Leape, chủ tịch World WIld Fund, nói thêm: “Nhiều báo cáo chỉ ra rằng, nếu tiếp tục mức tiêu thụ như hiện nay chúng ta sẽ không thể phục hồi được nguồn tài nguyên thiên nhiên và cần phải có 4,5 hành tinh như trái đất mới có thể đáp ứng được dân số toàn cầu với mức sống như hiện nay của các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) và Hoa Kỳ". Carbon dioxt là thủ phạm chính gây ra sự suy thoái hệ sinh thái trên hành tinh. Trong 5 thập kỷ qua, lượng phát thải carbon đã tăng gấp 11 lần, điều này cho thấy hiện tại carbon đang chiếm hơn một nửa dấu ấn sinh thái toàn cầu.
Tham khảo BBC
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng