Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son chia sẻ với Quốc hội chiều 13/6 khi trả lời một số thắc mắc của đại biểu liên quan đến việc quản lý nhà nước, quản lý thông tin trên mạng internet.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son chia sẻ với Quốc hội chiều 13/6 khi trả lời một số thắc mắc của đại biểu liên quan đến việc quản lý nhà nước, quản lý thông tin trên mạng internet.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết, từ những thập kỷ 80 của thế kỷ XX, thế giới đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ, với những thành tựu khoa học rất lớn, tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế - xã hội cũng như quốc phòng - an ninh của các quốc gia, các dân tộc, ngay cả trong Việt Nam chúng ta cũng vậy. Sự xuất hiện internet đã thúc đẩy thế giới phát triển nhanh, mạnh về phía trước, đem lại một kỷ nguyên, đó là kỷ nguyên bùng nổ về thông tin.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son
Song bên cạnh những mặt tích cực còn có cả mặt tiêu cực, mặt trái tác động không nhỏ đến đời sống xã hội, đặc biệt đến đời sống tinh thần.
“Hiện nay có nhiều người đang chìm đắm trong internet. Ngoài việc khai thác iternet phục vụ cho sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, có rất nhiều dân cư mạng đang chìm đắm trong thế giới ảo mà nó tạo ra, quên đi cuộc sống thực hiện nay. Nhiều hiện tượng như nghiện chat, nghiện game, nhiều vụ lừa đảo trên internet đã xuất hiện trong đời sống xã hội và trở thành tội phạm” – Bộ trưởng Son nói.
Bộ trưởng dẫn dụ, đã có nhiều vụ tội phạm, lừa đảo trên mạng internet công an phải phá án. Những hình ảnh, nội dung, bài viết sai trái, hình ảnh trái đạo đức lối sống thuần phong mỹ tục Việt Nam được đăng tải trên các trang thông tin trên mạng internet.
"Đặc biệt trong thời gian gần đây cũng rộ lên việc các phần tử cơ hội trong nước cũng như các thế lực thù địch ở nước ngoài cũng lợi dụng internet để đưa những thông tin chống phá đất nước chúng ta, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, xuyên tạc lịch sử dân tộc chúng ta. Chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân.
Những thông tin sai trái trên Internet đã tác động không nhỏ đến sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, thậm chí bảo đảm quốc phòng an ninh và đặc biệt là trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Việt Nam là một nước sớm ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là internet vào cuộc sống. Nước ta đã sử dụng internet từ tháng 11/1997, năm ngoái tròn kỷ niệm 15 năm sử dụng internet. Có thể nói Việt Nam được đánh giá là một trong top đi đầu của Đông Nam Á trong sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin.
Hiện nay Việt Nam đứng thứ tư 4 trong Đông Nam Á về sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin và đứng thứ 9 trong Châu Á, đứng thứ 83 trên thế giới về ứng dụng công nghệ thông tin trong cuộc sống.
Theo thống kê của Bộ Thông tin và truyền thông, đến tháng 12/2012 Việt Nam có trên 31 triệu người sử dụng internet, như vậy có 36% dân số sử dụng internet, đứng trong top 20 của thế giới sử dụng internet.
“Quản lý nội dung trên internet và ngăn chặn các cuộc xâm lược trái phép trên internet cũng như ngăn chặn các thông tin xấu, độc trên internet là một nhiệm vụ thường trực của Bộ Thông tin và truyền thông cũng như các cơ quan có liên quan.
Việc ngăn chặn những hành vi sai trái trên Internet là một động tác kỹ thuật rất khó khăn, một thách thức không phải riêng đối với Việt Nam mà của cả các nước trên thế giới” - Bộ trưởng cho biết.
Với nhiều nước thì môi trường pháp lý của họ cho phép tự do Internet, nước chỉ có thể ngăn chặn trong phạm vi những tên miền “.vn”, còn những tên miền hay server từ nước ngoài là một thách thức rất lớn, đòi hỏi sự phối hợp rất chặt chẽ với các nước mới có thể ngăn chặn được.
Internet phát triển rất mạnh mẽ cho nên những chế tài trong nghị định đã lạc hậu so với thời gian, chính vì vậy được sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đang xây dựng một nghị định mới trình lên Thủ tướng Chính phủ.
“Chúng tôi đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 77 ngày 15/10/2012 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 90 về chống thư rác; Nghị định số 25 vào trước thềm họp Quốc hội. Ngày 4 tháng 5, chúng tôi đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 77 về Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 77 về việc quy chế người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, đấy là Nghị định số 25” - Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Bắc Son thông tin.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đề nghị trong thời gian tới, sẽ tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể là Nghị định mới thay đổi Nghị định số 97 năm 2008 về việc quản lý, cung cấp thông tin, dịch vụ và sử dụng dịch vụ trên Internet. Cuối tháng 6 này có nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản và thông tin điện tử thay thế nghị định trước đây.
Thứ nữa là cần tiếp tục tăng cường củng cố tổ chức bộ máy, trang thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết để có điều kiện nâng cao trình độ đội ngũ nguồn nhân lực, quản lý an toàn thông tin trên mạng và có thể kịp thời chống phá, phát hiện và ngăn chặn những thông tin xấu độc, kể cả từ nước ngoài tấn công vào, cũng như thông tin xấu độc ở trong nước phát tán lên trên mạng.
Theo Infornet
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng