An toàn và bảo mật thông tin luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
Nếu bạn đang có ý định chọn ngành học này cho tương lai của mình, vậy bạn đã thực sự hiểu rõ ngành ATTT là gì? Ra trường làm gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết mà các Chuyên gia ATTT tương lai không thể bỏ qua.
"Khát" nhân lực chất lượng cao
Theo thống kê của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), tổng số nhân sự trong lĩnh vực an ninh mạng Việt Nam năm 2023 là 3.600 người. Tỉ lệ tăng trưởng 11,6% so với năm 2022 cũng không đủ để đáp ứng nhu cầu an toàn bảo mật thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trước những hình thức tấn công ngày một gia tăng trên không gian mạng.
Như vậy có thể thấy, ngành ATTT đang thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trầm trọng, với nhiều lĩnh vực khác nhau như: công nghệ chuỗi khối Blockchain, an toàn điện toán đám mây, an toàn cho các mô hình AI, an toàn vận hành hệ thống, an toàn tín hiệu điện tử, phát triển công cụ bảo mật, an toàn phần mềm ứng dụng, an toàn dữ liệu, xây dựng phần mềm diệt mã độc và phát hiện các lỗ hổng bảo mật hệ thống... Kiến thức cơ bản cần được trang bị khi học ATTT là an toàn web, khai thác lỗ hổng bảo mật, dịch ngược, điều tra số, mật mã học và mô hình tấn công - phòng thủ…
An toàn thông tin là xu hướng toàn cầu (Ảnh: Trường Đại học Phenikaa)
Ngành ATT đang là một trong những lựa chọn hàng đầu cho giới trẻ yêu công nghệ. Được biết, tốt nghiệp ngành này, bạn trẻ có thể làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở các vị trí như: Chuyên viên quản trị bảo mật máy chủ và mạng, chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu, Chuyên gia phân tích mã độc và ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính, Chuyên gia lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin… Đây đều là những nghề có chế độ đãi ngộ hấp dẫn và cơ hội phát triển nghề nghiệp rộng mở trong tương lai.
Dù là mảnh đất cơ hội việc làm "màu mỡ", nhưng nếu người học không được chuẩn bị tốt về cả chuyên môn lẫn kỹ năng làm việc, khả năng ngoại ngữ, thì rất khó để có thể khẳng định được mình trong lĩnh vực ATTT. Bởi lẽ, đây là một chuyên ngành sâu của lĩnh vực Công nghệ thông tin, là một ngành nghề đòi hỏi không chỉ kiến thức, mà còn cần nhiều cơ hội thực hành, cọ xát từ thực tế cũng như ngoại ngữ để cập nhật kiến thức, chủ động trong công việc.
Nên học ngành An toàn thông tin ở đâu?
Để tự tin nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong lĩnh vực ATTT, song song với kiến thức chuyên ngành, việc trang bị thêm những kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm là một yêu cầu không thể thiếu đối với sinh viên ngành ATTT. Tại Phenikaa - một trong những trường ĐH uy tín có đào tạo ngành ATTT thuộc Khoa Công nghệ thông tin, sinh viên sẽ được đặc biệt chú trọng đào tạo kỹ năng tiếng Anh để có thể học một số kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh.
Chương trình học được thiết kế linh hoạt bao phủ diện rộng các chủ đề trong lĩnh vực ATTT và an ninh mạng, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của các tổ chức, doanh nghiệp cũng như việc nghiên cứu khoa học. Kiến thức chuyên ngành được lựa chọn và phân bổ hợp lý hướng tới an toàn hệ thống phần mềm, lập trình an toàn, phù hợp với hệ sinh thái các ngành học hiện tại được giảng dạy tại Khoa CNTT.
Ngoài ra, Trường còn có Câu lạc bộ Yêu An toàn thông tin (PHENIS) để sinh viên tham gia chia sẻ kiến thức, kết nối giảng viên, chuyên gia trong lĩnh vực ATTT phục vụ học tập, nghiên cứu. Thành viên câu lạc bộ được tham gia các kỳ thi sinh viên với ATTT quốc gia để cạnh tranh và nâng cao khả năng chuyên môn bản thân.
Nguồn tài liệu và trang thiết bị phục vụ cho việc học chuyên ngành được đầu tư đồng bộ, bài bản. Sinh viên được tạo điều kiện để học tập bổ sung chứng chỉ bảo mật quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu công việc như: CEH (Certified Ethical Hacker), Comptia Security, CCNA, CCNP, ECSP (EC-Council Certified Secure Programmer)…
Hiện nay, nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực ATTT là rất lớn. Do đó, ngành này có thu nhập khá cao so với mặt bằng chung của các vị trí công việc thuộc khối Công nghệ thông tin. Sau vài năm làm việc và tích lũy kinh nghiệm, mức lương của chuyên gia ngành ATTT có thể lên đến vài ngàn USD khi làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn lớn.
Năm nay, Phenikaa tuyển sinh 100 chỉ tiêu cho ngành ATTT (Mã xét tuyển: ICT4) với 4 phương thức xét tuyển: Tuyển thẳng; Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT; Xét tuyển dựa vào học bạ THPT; Xét tuyển dựa vào kết quả bài thi ĐGNL của ĐH Quốc gia Hà Nội hoặc kỳ thi ĐGTD của ĐH Bách khoa Hà Nội.
Và ngay lúc này, Trường ĐH Phenikaa đang nhận hồ sơ xét tuyển sớm thí sinh "chắc suất" vào đại học, ngay cả khi năm học còn chưa kết thúc. Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển sớm từ 8h30 ngày 02/06 đến 23h59 ngày 10/06/2024 trên hệ thống đăng ký xét tuyển trực tuyến của Trường (https://tuyensinh.phenikaa-uni.edu.vn/dang-ky).
Nhanh tay đăng ký ngành An toàn thông tin để "sở hữu" tấm vé vào học Đại học một cách an toàn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng