Ngành công nghệ thoái trào, nhiều người ngậm trái đắng: Vào làm vài tháng đã bị sa thải, không còn đường quay lại công việc cũ!
Từ bỏ công việc truyền thống để theo đuổi lĩnh vực công nghệ thông tin, nhiều người phải nếm trái đắng khi ngành này trở nên thoái trào sau khi phát triển quá nóng.
- Lớn lên cùng công nghệ nhưng Gen Z tại Mỹ lại đang chán smartphone, đua nhau mua điện thoại 'cục gạch' để dùng vì một lý do
- AI nguy hiểm thế nào: Elon Musk và hơn 1.000 tinh hoa công nghệ yêu cầu dừng phát triển, chính ‘cha đẻ’ còn lên tiếng cảnh báo hiểm họa
- Người khổng lồ công nghệ Trung Quốc tiếp tục lỗi hẹn, hứa ra mắt đối thủ của ChatGPT nhưng lại hủy bỏ vào phút chót
- 'Miếng bánh' gọi xe công nghệ rơi vào tay ông lớn ngoại, công ty của ông Phạm Nhật Vượng hợp sức với Be liệu có vẽ lại thị trường?
- Các hãng cố gắng làm công nghệ chống lật xe thì chủ chiếc Tesla này tự lộn ngược lại để đi, bánh xe tự chế cao bằng cả căn nhà
Cơn lốc công nghệ
Vào tháng 2, Wang Yun nhận được tin nhắn từ công ty sản xuất âm thanh nơi mình làm việc với nội dung: Công việc của cô đang được "tối ưu hóa". Đột nhiên thất nghiệp ở độ tuổi ngoài 40, tình hình dường như không quá tốt đẹp với người phụ nữ này.
Wang đã dành phần lớn thời gian trong 20 năm qua để theo kịp theo ngành truyền thông và công nghệ thay đổi chóng mặt ở Trung Quốc.
Trong thời đại báo chí, cô là phóng viên luôn vội vã lấy tin bài cho kịp giờ báo in. Khi tin tức được đưa lên mạng, cô trở thành biên tập viên hàng đầu xoay sở với các phương thức tăng cường lượt truy cập lớn. Và khi công nghệ mới xuất hiện, cô "nhảy tàu" và mạo hiểm bước vào thế giới mới của podcast.
Hiện tại, giống như nhiều nhà báo Trung Quốc, Wang không có việc làm — và không biết công việc tiếp theo sẽ đến từ đâu.
Trong những năm 2010, các công ty internet của Trung Quốc đã thâu tóm lĩnh vực truyền thông của đất nước, đè bẹp các công ty dẫn đầu thị trường truyền thống.
Tràn ngập vốn đầu tư và có lượng độc giả lớn, các công ty công nghệ thường sẵn sàng đầu tư số tiền lớn vào nội dung. Các nhà sáng tạo bị thu hút bởi lời đề nghị về mức lương hậu hĩnh, ngân sách lớn và quyền tự do làm việc.
Nhưng tiền nay đã cạn kiệt - và các công ty công nghệ hiện đang sa thải nhân viên nhanh không kém lúc thuê họ.
Lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc đang ở trong tình trạng tồi tệ. Như những nơi khác, các nhà đầu tư ngày càng tìm kiếm lợi nhuận tức thời, chứ không phải lời hứa về lợi nhuận xa xăm. Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại và các nền tảng internet ngày càng bị giám sát chặt.
Kết quả là các nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường đang hạ nhiệt. Một số công ty công nghệ lớn đã chứng kiến mức định giá giảm mạnh và buộc phải thực hiện đợt sa thải quy mô lớn đầu tiên sau nhiều năm.
Năm ngoái, gã khổng lồ công nghệ Alibaba đã loại bỏ trang web phát nhạc trực tuyến Xiami và bán cổ phần trong công ty truyền hình Mango Excellent Media.
Gần đây, việc cắt giảm hàng loạt nhân sự tại các gã khổng lồ phát trực tuyến iQiyi và Bilibili, cũng như công ty khởi nghiệp podcast Ximalaya, đã trở thành tâm điểm chú ý.
Mọi thứ trông rất khác chỉ vài năm trước, khi Wang đang cân nhắc sự nghiệp trong lĩnh vực podcast. Vào thời điểm đó, việc gia nhập một công ty truyền thông mới dường như là điều dễ dàng.
Vào năm 2012, rõ ràng là tương lai của truyền thông Trung Quốc nằm ở trực tuyến. Các nền tảng công nghệ bắt đầu thu hút những tài năng hàng đầu, tạo ra nhiều nội dung sáng tạo hơn và tạo ra doanh thu lớn.
Các phương tiện truyền thông truyền thống bị tác động rất lớn. Wang, khi đó là tổng biên tập của một tạp chí kinh doanh, đã chứng kiến doanh thu quảng cáo "rơi xuống vực sâu" từ năm 2012.
Wang do dự một thời gian lâu trước khi rời khỏi tạp chí. Ngành công nghệ có vẻ không có nhiều ấn tượng tốt đẹp. Nhưng đến năm 2015, cô biết rằng mình có rất ít sự lựa chọn.
Bơi trong tiền
Wang chuyển sang một công ty khởi nghiệp chuyên về sách nói ở đỉnh cao của sự bùng nổ công nghệ ở Trung Quốc.
Được thuê làm giám đốc nội dung, Wang giúp công ty phát triển loạt podcast nội bộ đầu tiên và thành công lập tức. Vào ngày đầu tiên sau khi ra mắt, chương trình đã mang lại 4 triệu nhân dân tệ doanh thu.
Hàng nghìn nhà báo và những nhà sáng tạo khác đã nhận việc tại các công ty công nghệ trong thời kỳ này.
Lu Qiao, một nhà biên kịch, rời ngành điện ảnh năm 2020. Anh bị lôi cuốn bởi triển vọng làm việc trong một bộ phim truyền hình tương tác mới đầy tham vọng lấy cảm hứng từ "Bandersnatch" — tập phiêu lưu tương tác trong loạt phim khoa học viễn tưởng "Black Mirror" của Netflix.
Dự án được điều hành bởi hai công ty thuộc sở hữu của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Alibaba, với nguồn tiền đổ vào không ngớt.
Nhưng thời kỳ trăng mật không kéo dài lâu. Trong vòng vài tháng, nhiều người sáng tạo nhận thấy các ưu tiên của công ty đã thay đổi. Thay vì khuyến khích họ theo đuổi những dự án đầy tham vọng và sáng tạo, họ lại bắt đầu đòi hỏi lợi nhuận.
Podcast của Wang — tổng hợp các tác phẩm văn học cổ điển dành cho đại chúng — tiếp tục tạo ra nguồn thu nhập ổn định, nhưng không bao giờ tái hiện được màn ra mắt thành công rực rỡ. Nó không đủ cho các ông chủ của cô.
"Trong vòng một năm, yêu cầu trở thành: 'Bạn phải kiếm được nhiều tiền'," Wang nói. "Nhưng khi tôi đã làm hơn 1.000 cuốn sách, bạn nghĩ tôi còn làm được bao nhiêu cuốn nữa?"
Wang tiếp tục tạo ra thứ mà cô coi là sản phẩm chất lượng, nhưng công ty bắt đầu cắt giảm nhân sự. Cuối cùng, podcast của cô bị ngừng hoàn toàn.
Lu cũng rơi vào tình trạng tương tự. Chỉ sau ba tháng, nhóm của anh được yêu cầu kết thúc dự án "Bandersnatch" càng sớm càng tốt.
"Các công ty sớm nhận ra rằng sản phẩm này không có mô hình kinh doanh khả thi", Lu nói, đồng thời cho biết thêm rằng họ đã rút lại khoản đầu tư đã hứa. "Chúng tôi phải đưa một bán thành phẩm ra thị trường và thậm chí không có tiền để quảng bá nó. Điều này giống như ném một viên đá xuống vực thẳm".
Sau khi dự án kết thúc, Lu đã không được giao bất kỳ công việc mới nào trong một năm. Đầu năm 2022, anh mất việc và chuyển hướng về làm cho một công ty game nhỏ.
Còn Wang cho biết cô đang cân nhắc trở thành người dẫn chương trình podcast của riêng mình trong tương lai, dựa vào lời khuyên từ của thính giả để kiếm sống.
"Sẽ rất khó để chúng ta thấy được một công việc táo bạo với sự đầu tư lớn trong thời gian tới", cô nói.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng