Ngày 14/1: Chiến đấu cơ MiG-17 của Liên Xô lần đầu tiên cất cánh

    TVD,  

    Chiến đấu cơ phản lực MiG-17 là một trong những máy bay chiến đấu có tầm quan trọng rất lớn của không quân Liên Xô giai đoạn cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960.

    Chiến đấu cơ phản lực MiG-17 có tên gọi đầy đủ là Mikoyan-Gurevich MiG-17(tên ký hiệu của NATO là Fresco), đây là một trong những máy bay chiến đấu có tầm quan trọng rất lớn của không quân Liên Xô giai đoạn cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. Đặc biệt, MiG-17 là một trong những tiêm kích đánh chặn chủ lực của quân đội Việt Nam để chống lại các máy bay ném bom của Mỹ. Người Mỹ đã bị chấn động vào năm 1965 khi những chiếc MiG-17 cũ, bay chậm hơn nhưng lại bắn hạ được máy bay tiêm kích-ném bom F-105 Thunderchief tốc độ Mach-2 ở miền Bắc Việt Nam.

    Chiếc MiG-17 đầu tiên cất cánh vào năm 1950.

    Chiếc MiG-17 đầu tiên cất cánh vào năm 1950.

    Thiết kế MiG-17 nói chung dựa trên loại máy bay chiến đấu MiG-15 đã thành công trước đó của Mikoyan và Gurevich. Mẫu đầu tiên, ký hiệu SI cất cánh lần đầu tiên ngày 14 tháng 1, 1950 do phi công Ivan Ivashchenko điều khiển.

    Sản xuất hàng loạt bắt đầu diễn ra từ năm 1951. Mùa xuân năm 1953, biến thể MiG-17F bắt đầu được sản xuất. Được trang bị động cơ VK-1F với một bộ phận đốt nhiên liệu lần hai, nên tính năng của nó đã được cải thiện, nó trở thành biến thể được biết đến rộng rãi nhất của MiG-17.

    File:KLIMOW Wk1 (1950) used in Mig-15, Mig-17, IL28 at Flugausstellung Hermeskeil, pic2.JPG

    Động cơ phản lực KLIMOW Wk1 được sử dụng trong những chiếc MiG-17.

    Biến thể được chế tạo hàng loạt tiếp theo có trạng bị bộ phận tái đốt nhiên liệu và radar là MiG-17PF. Năm 1956 một số chiếc MiG-17PF được chuyển đổi thành MiG-17PM (cũng được gọi là PFU) với 4 tên lửa không đối không K-5 thế hệ đầu tiên. Một số lượng nhỏ máy bay MiG-17R trinh sát được chế tạo trang bị động cơ VK-1F với trọng lượng được giảm nhẹ để phục vụ việc do thám và trinh sát.

    Tới năm 1958 vài ngàn chiếc MiG-17 đã được chế tạo tại Liên bang Xô viết.

    MiG-17 hoạt động trên hầu hết chiến trường thế giới, trừ Mỹ và Nam Mỹ.

    MiG-17 hoạt động trên hầu hết chiến trường thế giới, trừ Mỹ và Nam Mỹ.

    Các biến thể chiến đấu ban ngày (MiG-17, MiG-17F) được trang bị hai pháo NR-23 23 mm (80 viên mỗi súng) và một pháo N-37 37 mm (40 viên), ở giá lắp súng chung bên dưới cửa hút gió trung tâm. Giá lắp súng có thể được tháo ra dễ dàng khi bảo dưỡng. Nhiều biến thể với radar (MiG-17P, PF) được trang bị ba pháo NR-23 23 mm (100 viên.

    Tất cả các biến thể có thể mang 100 kg bom trên hai mấu dưới cánh (một số chiếc có thể mang 250 kg bom), nhưng thường thì chúng mang theo thùng dầu phụ 400 lít. MiG-17R chỉ được trang bị hai pháo 23 mm. Biến thể duy nhất có trang bị tên lửa không đối không là MiG-17PM (PFU), mang 4 tên lửa K-5 (NATO: AA-1), tuy nhiên nó không có pháo. Ở nhiều nước, MiG-17 thỉnh thoảng được cải tiến để mang tên lửa không điều khiển hoặc bom ở các mấu treo lắp thêm.

    NR-23 23 mm

    NR-23 23 mm.

    Pháo N-37 37 mm.

    Pháo N-37 37 mm.

    Mục đích chiến lược của MiG-17 cũng giống như những máy bay tiêm kích khác của Liên Xô là bắn hạ những máy bay ném bom của Mỹ. Máy bay tiêm kích dưới tốc độ âm thanh này (0.93 Mach) được sử dụng có hiệu quả nhất trong đối đầu với các máy bay tiêm kích-ném bom nặng nề, bay chậm (0.6-0.8 Mach) của Mỹ, như những máy bay ném bom chiến lược của Mỹ như B-50 hay B-36.

    Theo thời gian, Không quân Hoa Kỳ đã đưa vào hoạt động những máy bay ném bom chiến lược có tốc độ hành trình đạt siêu âm như B-58 Hustler và FB-111, bấy giờ, MiG-17 đã trở thành máy bay lỗi thời trong biên chế của Lực lượng phòng không Xô viết và được thay thế bởi những máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm như MiG-21 và MiG-23.

    Theo Wiki

    >>Ngày 13/1: Đĩa bay Frisbee được phát minh, ghế phóng lần đầu tiên được sử dụng, Galileo phát hiện vệ tinh Callisto

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày