Ngày 23/3: Trái tim nhân tạo đầu tiên thất bại, thí nghiệm nhiệt hạch lạnh và phát minh ra thang máy

    TVD,  

    Ngày 23/3: Một bệnh nhân đã qua đời sau 112 ngày được ghép tim nhân tạo, thí nghiệm nhiệt hạch lạnh đầu tiên trong phòng thí nghiệm và phát minh ra hệ thống thang máy.

    Ngày 23 tháng 3 năm 1983: Một bệnh nhân đã qua đời sau 112 ngày được ghép tim nhân tạo

    Trái tim nhân tạo đầu tiên trên thế giới, tuy nhiên nó chỉ giúp kéo dài sự sống của Tiến sĩ Barney Clark thêm 112 ngày.

    Trái tim nhân tạo đầu tiên trên thế giới, tuy nhiên nó chỉ giúp kéo dài sự sống của Tiến sĩ Barney Clark thêm 112 ngày.

    Tiến sĩ Barney Clark C. là người đầu tiên trên thế giới được cấy ghép một trái tim nhân tạo vĩnh viễn tại Trung tâm y khoa Utah. Tuy nhiên sau khi được ghép trái tim nhân tạo này, Barney Clark C. chỉ kéo dài sự sống được thêm 112 ngày, sau khi qua đời vào năm 1983. Các bác sĩ tại đây cho biết có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bệnh nhân qua đời, một trong số đó là trái tim nhân tạo không thực hiện được đầy đủ các chức năng của một trái tim thông thường và nó bị đào thải bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Từ đó đến nay, tim nhân tạo vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và phát triển, vẫn chưa được ứng dụng thực tế.

    Ngày 23 tháng 3 năm 1989: Thí nghiệm nhiệt hạch lạnh đầu tiên

    Hai nhà khoa học Martin Fleischmann và Stan Pons là những người đầu tiên thử nghiệm phản ứng nhiệt hạch trong phòng thí nghiệm.

    Hai nhà khoa học Martin Fleischmann và Stan Pons là những người đầu tiên thử nghiệm phản ứng nhiệt hạch trong phòng thí nghiệm.

    Vào năm 1989, thí nghiệm nhiệt hạch ở nhiệt độ phòng đầu tiên được tiến hành bởi hai nhà khoa học Martin Fleischmann và Stan Pons. Tuy nhiên phát hiện này của họ hoàn toàn vô tình, khi mà hai nhà khoa học đang tiến hành một thí nghiệm trên hạt nhân nguyên tử và họ phát hiện thấy năng lượng sinh ra của quá trình phản ứng lớn gấp nhiều lần so với năng lượng mà họ đưa vào. Mặc dù lúc đó các nhà khoa học chưa giải thích được hiện tượng này, nhưng nó đã tạo tiền đề để các nhà khoa học sau này nghiên cứu các phản ứng nhiệt hạch tạo ra năng lượng vô hạn.

    Ngày 23 tháng 3 năm 1857: Thang máy đầu tiên được đưa vào sử dụng

     

    Thiêt kế của chiếc thang máy đầu tiên trên thế giới.

    Thiêt kế của chiếc thang máy đầu tiên trên thế giới.

    Năm 1857, chiếc thang máy đầu tiên trên thế giới đã được đưa vào sử dụng tại một nhà hàng tại 488 Broadway, thành phố New York. Chiếc thang máy này được phát minh bởi Elisha Otis , sử dụng các hệ thống thủy lực điều khiển ròng rọc để kéo hoặc thả thang máy lên xuống. Đến năm 1870, công ty của Elisha Otis là Otis Brothers & Company đã có doanh thu tới 1 triệu USD, một vài năm sau đó đã có tới 2.000 thang máy Otis được đưa vào sử dụng và trở thành một phần không thể thiếu trong các tòa nhà cao tầng hiện nay.

    Ngày 23 tháng 3 năm 1903: Hai anh em Wright đăng ký bằng sáng chế cho chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới

    Anh em nhà Wright là hai anh em người Mỹ gồm Orville Wright và Wilbur Wright, là những người đầu tiên thử nghiệm thành công cho máy bay bay được. Chuyến bay đấu tiên trong lịch sử nhân loại được thực hiện vào ngày 17 tháng 12 năm 1903 tại đồi Kill Devil, Kitty Hawk , bang Bắc Carolina , Mỹ . Mỗi anh em thực hiện hai chuyến bay vào ngày hôm đó.

    Chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới có thể cất cánh, được chế tạo bởi anh em nhà Wright.

    Chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới có thể cất cánh, được chế tạo bởi anh em nhà Wright.

    Chiếc máy bay lúc đó được gọi là Flyer I. Nó có sải cánh khoảng 12 mét và nặng khoảng hơn 300 kg , với động cơ xăng 12 mã lực . Đến ngày 23 tháng 3 năm 1903, hai anh em Wright đã đăng ký bằng sáng chế cho chiếc máy bay mà họ phát minh, và nó chính thức trở thành chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới có thể cất cánh được.

    Tham khảo: todayinsci

    >>Ngày 20/3: Einstein công bố Thuyết tương đối rộng, phát minh ra radar và điện không dây

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày