Ngày 23/6: Ngày sinh cha đẻ khoa học máy tính Alan Turing, người đầu tiên giải mã được Enigma

    TVD,  

    Alan Mathison Turing là nhà toán học, logic học và mật mã học. Ông có đóng góp rất lớn trong ngành khoa học máy tính và giải mã.

    Alan Mathison Turing là nhà toán học, logic học và mật mã học người Anh. Ông cũng được xem là cha đẻ của ngành khoa học máy tính với phép thử Turing cho trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên đóng góp lớn nhất của Turing phải kể đến là việc giải mã cỗ máy Enigma của Đức trong thế chiến thứ 2.

    Ông sinh ngày 23 tháng 6 năm 1912 tại Anh. Lúc Alan 6 tuổi, cha mẹ cho ông học tại trường St. Michael's. Bà hiệu trưởng của trường đã nhận thấy thiên tài của Alan từ lúc ban đầu, cũng như các giáo viên của ông sau này.

    Alan Mathison Turing là nhà toán học, logic học và mật mã học. Ông có đóng góp rất lớn trong ngành khoa học máy tính và giải mã.

    Alan Mathison Turing là nhà toán học, logic học và mật mã học. Ông có đóng góp rất lớn trong ngành khoa học máy tính và giải mã.

    Khi ông 16 tuổi ( 1928 ), ông đã hiểu được các nghiên cứu khoa học của Albert Einstein , không những nắm được nội dung, ông còn suy luận được về những thắc mắc của Einstein đối với các định luật của Newton về chuyển động trong một bài viết mà Einstein không nói thẳng ra.

    Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Turing đã từng làm việc tại Bletchley Park , trung tâm giải mật mã của Anh, và một thời là người chỉ huy của Hut 8 , một bộ phận của Anh có trách nhiệm giải mật mã của hải quân Đức .

    Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Turing đã tham gia vào việc giãi mã cỗ máy Enigma của Phát xít Đức.

    Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Turing đã tham gia vào việc giãi mã cỗ máy Enigma của Phát xít Đức.

    Ông đã sáng chế ra nhiều kỹ thuật phá mật mã của Đức, trong đó có phương pháp nối các máy giải mã lại với nhau thành một bộ bombe , một máy điện-cơ để tìm ra công thức cài đặt cho máy Enigma .

    Enigma được coi là thứ vũ khí tối thượng của quân Phát xít Đức trong thế chiến thứ 2. Tất cả các tin điện báo trong chiến tranh đều có thể bị nghe lén bằng một thiết bị thu sóng đơn giản, và tất cả bí mật quân sự có thể bị lộ ra ngoài.

    Cỗ máy mã hóa tối thượng Enigma.

    Cỗ máy mã hóa tối thượng Enigma.

    Tuy nhiên với cỗ máy Enigma, mặc dù quân Đồng Minh lấy cắp được các thông tin liên lạc nhưng tất cả đều vô nghĩa vì chúng đã được mã hóa trước đi gửi đi. Chỉ khi đưa những câu vô nghĩa này vào một cỗ máy Enigma khác thì mới ra một văn bản hoàn chỉnh.

    Đó không phải cỗ máy mã hóa đầu tiên trên thế giới, nhưng là cỗ máy hoàn thiện nhất thế giới. Nó có khả năng tạo ra 159 triệu triệu triệu khả năng khác nhau. Mà nếu có một đội giải mã 10 người làm việc theo cách truyền thống tức là thử từng khả năng một 24/7, thì phải mất 20 triệu năm để thử hết các khả năng đó.

    Cỗ máy giải mã do Turing chế tạo, chạy hoàn toàn bằng điện và cơ.

    Cỗ máy giải mã do Turing chế tạo, chạy hoàn toàn bằng điện và cơ.

    Mặc dù vậy, Turing vẫn có thể đánh bại cỗ máy này bằng một thuật toán đặc biệt của ông, giúp tìm và chọn lọc ra các từ khóa dựa trên thói quen của người Đức.

    Ngoài thành tựu trong chiến tranh, Turing còn được biết đến với nhiều nghiên cứu về toán học. Trong đó phải kể đến thử nghiệm Turing, một thử nghiệm để đánh giá trí tuệ nhân tạo máy tính có đủ khả năng mô phỏng lại giống như con người hay không.

    Alan Turing còn là cha đẻ của khoa học máy tính với thử nghiệm Turing vẫn còn được sử dụng đến ngày nay.

    Alan Turing còn là cha đẻ của khoa học máy tính với thử nghiệm Turing vẫn còn được sử dụng đến ngày nay.

    Cho đến nay, thử nghiệm Turing vẫn được xem là chuẩn mực để đánh giá các máy tính và trí tuệ nhân tạo. Bắt đầu từ năm 1966 , Giải thưởng Turing đã được Association for Computing Machinery (Hiệp hội Máy tính) trao cho cá nhân có đóng góp kĩ thuật cho cộng đồng máy tính. Giải này được coi như tương đương với giải Nobel trong cộng đồng này.

    Tham khảo: wiki

    >>The Imitation Game: “Chỉ có một cỗ máy mới có thể đánh bại một cỗ máy khác”

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày