May mắn một lần nữa mỉm cười với Apollo 8 khi con tàu đã trở về nhà an toàn sau khi bay 10 vòng quanh Mặt Trăng.
Apollo 8 là sứ mạng chinh phục Mặt Trăng đầu tiên có sự tham gia của con người vào năm 1968. Mục đích của sứ mạng Apollo 8 rất quan trọng. Cuộc chiến tranh lạnh đang đến hồi căng thẳng và Mỹ cũng như Liên Xô đang tham gia vào cuộc đua không gian trong đó chương trình không gian của Mỹ được xem là đang ở trạng thái tồi tệ nhất. Chính phủ Mỹ nhìn nhận Apollo 8 như một giải pháp để “đền bù" cho một năm không mấy may mắn và giải thoát cho người dân Mỹ khỏi một bầu không khí được bộ trưởng Norman Vincent Peale gọi là “một cảm giác buồn tẻ của sự thất vọng”.
Ngày 21 tháng 12 năm 1968, tàu Apollo 8 được phóng lên quỹ đạo Mặt trăng.
Nhưng thật trớ trêu, nhiệm vụ ban đầu của Apollo 8 không phải là bay thăm dò Mặt Trăng. Con tàu nguyên bản được trang bị các mô-đun bao gồm mô-đun CSM (Command/Service Module) và mô-đun LEM (Lunar Excursion Module). Mô-đun Service được sử dụng để đẩy tàu đến Mặt Trăng và trở về trong khi mô-đun Command hình nón sẽ là nơi cư trú của các phi hành gia. Mô-đun LEM được gắn kết vào đỉnh mô-đun CSM để đưa 2 phi hành gia lên bề mặt Mặt Trăng. Sứ mạng của Apollo 8 sẽ là đưa mô-đun LEM vào quỹ đạo tầm trung của Trái Đất vào đầu năm 1969 để thực hiện các chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của thiết bị hạ cánh Mặt Trăng. Tuy nhiên, những sự kiện nêu trên đã bất ngờ làm thay đổi kế hoạch.
Nhiệm vụ thăm dò quỹ đạo Mặt trăng của Apollo 8.
NASA đã rất lo ngại và họ có nhiều lý do. Vào ngày 15 tháng 9 năm 1968, Liên Xô đã phóng tàu Zond 5, mang theo một phi hành đoàn gồm những con rùa và các thực thể sống khác bay vòng quanh Mặt Trăng. Đây cũng là sứ mạng thăm dò Mặt Trăng đầu tiên trở về Trái Đất an toàn. Tồi tệ hơn, cơ quan tình báo Mỹ - CIA đã có được thông tin về việc Liên Xô có thể đang tìm cách đưa một phi hành gia lên Mặt Trăng trước khi năm 1968 kết thúc. Thêm vào đó, NASA còn gặp vấn đề về trang thiết bị. 2 mô-đun CSM đã được chuyển đến trung tâm không gian Kennedy nhưng mô-đun LEM vẫn gặp lỗi kỹ thuật và nhà sản xuất Grumman cho biết chậm nhất là tháng 2 năm 1969 thì mô-đun này mới được hoàn thiện.
3 phi hành gia trên tàu Apollo 8.
Trước tình thế gấp rút, George Low - quản lý chương trình Apollo Space Program đã nảy ra một ý tưởng. Mô-đun LEM chưa sẵn sàng nhưng CSM thì đã xong, vậy tạo sao không thực hiện một sứ mạng bay quanh Mặt Trăng? Kết quả là những cuộc tranh luận sau đó đã đi đến quyết định thực sứ mạng Apollo 8 sớm hơn vào cuối tháng 12 năm 1968 thay vì đầu năm 1969. Kế hoạch thay đổi, thời gian chuẩn bị gấp rút khiến các phi hành gia phải luyện tập ở cường độ cao hơn. Đồng thời, NASA phải hoạch định lại các nhiệm vụ cho Apollo 8 để đơn giản hóa sứ mạng với các mục tiêu như thử nghiệm mô-đun CSM và chụp ảnh thăm dò bề mặt Mặt Trăng để chuẩn bị cho lần hạ cánh của Apollo 11.
Bức ảnh về mô-đun Command với vệt sáng phía sau khi xâm nhập khí quyển Trái Đất.
May mắn một lần nữa mỉm cười với Apollo 8 khi con tàu đã trở về nhà an toàn sau khi bay 10 vòng quanh Mặt Trăng. Đúng như kế hoạch, vào ngày 27 tháng 12, mô-đun Command đã tách rời khỏi mô-đun Service và dưới sự chỉ dẫn của máy tính, khoang chứa 3 phi hành gia đã tiếp cận bầu khí quyển Trái Đất. Vệt sáng khi tàu ma sát với khí quyển đã được chụp lại bởi hệ thống theo dõi ALOTS đặt trên máy bay KC-135A của Không lực Hoa Kỳ.
>>Ngày 26/12: Lần đầu tiên tạp chí Time bình chọn Nhân vật của năm không phải một con người
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng