Ngày 9/9: Lần đầu tiên phát hiện lỗ thủng ozone tại một thành phố đông dân

    Trần Nam Sơn,  

    Những sự kiện đáng nhớ diễn ra vào ngày 9/9 trong lịch sử.

    Ngày 9/9/2000: Lần đầu tiên lỗ thủng trên tầng Ozone vươn đến các thành phố đông dân cư

    Ngày 9/9/2000, lỗ thủng tại tầng Ozone nằm trên vùng Nam cực lần đầu vươn đến một thành phố đông dân cư, sau khi đã giãn nở đến một kích thước kỷ lục. Trong 2 ngày, mùng 9 và mùng 10 tháng Chín, lỗ thủng này vươn qua các thành phố ở miền Nam Chile, và người dân tại đây đã bị phơi nhiễm với tia cực tím bức xạ cao.

    Việc tiếp xúc với các tia này sẽ gây ung thư da, và chúng góp phần tiêu hủy những loại vi thực vật – thành viên đầu tiên trong chuỗi thức ăn. Trước đây, lỗ thủng này chỉ tồn tại ở khu vực Nam cực và vùng biển xung quanh. Số liệu từ Cục Không gian Hoa Kỳ NASA cho biết, lỗ thủng này đã bao trùm một diện tích lên tới 11.4 triệu dặm vuông – kích thước gấp ba lần lãnh thổ Hoa Kỳ.

    Ngày 9/9/1853: Ngày sinh của Pierre Marie

    Pierre Marie là nhà thần kinh học người Pháp, người đã có những đóng góp nền tảng vào chuyên ngành nội tiết học. Ông được đào tạo tại trường Salpetriere dưới sự hướng dẫn của Jean Martin Charcot, và ngay từ buổi đầu sự nghiệp, ông đã tỏ ra hứng thú với mảng bệnh lý thần kinh. Luận văn tiến sĩ của ông là về bệnh Basedow và biểu hiện run đặc trưng của nó trên phần ngọn chi.

    Vào năm 1982, ông xuất bản một loạt các bài viết về các bệnh lý cột sống. Ông đã nghiên cứu và trở thành người đầu tiên mô tả bệnh to viễn cực. Khám phá của Marie về rối loạn sự phát triển cơ thể bắt nguồn từ rối loạn của tuyến yên là một đóng góp mang tính chất nền tảng đối với chuyên ngành nội tiết học.

    Ngày 9/9/2003: Ngày mất của Marthe Vogt

    Marthe Vogt là nhà dược lý học mang hai quốc tịch Đức – Anh đã rời Đức để tới Anh và trở thành chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực dẫn truyền thần kinh. Bà là đồng tác giả của một bài viết ra đời vào năm 1936, chứng minh rằng Acetylcholine từ sợi thần kinh có nguồn gốc tủy sống đã kích phát các hoạt động của sợi cơ. Sau đó, bà đã cho thấy các hormon epinephrine và noepinephrine giúp các tế bào não liên lạc với nhau.

    Bài báo của bà về sympathin xuất bản vào năm 1954 đã góp phần mở ra một con đường giúp thay đổi cuộc sống của các bệnh nhân tâm thần. Các thuốc chống trầm cảm hiện đại với nền tảng chủ yếu là tăng tính khả dụng của các amin, dựa trên nguyên lý rằng các amine này trước tiên xuất hiện và được kích hoạt trong não – đó chính là lý thuyết của Vorte.

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày