Ta đang không lãng phí thời gian đúng cách, ta đang bị tội lỗi của "không làm việc" kéo lại.
- Bàn làm việc trên văn phòng của bạn bẩn gấp cả trăm lần cái bồn cầu, và đây là những thứ cần dọn ngay
- Thuật toán mới của Quân đội Mỹ sẽ giúp tính ra lượng caffeine để bạn đạt hiệu suất làm việc cao nhất
- Trung Quốc tuyên bố thành công trong việc theo dõi não bộ của công nhân viên để tăng hiệu quả làm việc và lợi nhuận thu được
- Steve Jobs: Chỉ cần nói “không” với 4 điều này, bạn có thể làm tốt mọi công việc!
- Bạn cứ việc nằm nhà, "Uber người" sẽ làm mọi công việc thay bạn
- Microsoft đã kiểm chứng: Nhân viên bị giảm năng suất làm việc bởi những đoạn video về mèo
Mở mắt thức dậy, bạn nhìn thấy cái trần nhà và nghĩ ngay ra một danh sách dài những việc phải làm trong ngày, trải dài từ trách nhiệm gia đình cho tới việc cơ quan. Nền văn hóa của "làm việc năng suất không ngừng nghỉ" đã khiến bạn phải làm mọi thứ ngay lập tức, và tự cảm thấy cắn rứt khi lãng phí bất kì một chút thời gian nào.
Có một sự thật như thế này: trong cuộc đời xoay quanh công việc theo một lịch trình cứng nhắc sẽ rất buồn tẻ, việc "lãng phí thời gian" lại rất cần thiết, thậm chí có thể nói rằng nó lấp đi những khoảng chán chường của một ngày.
Nếu bạn không tin, hãy tham khảo ý kiến tác giả của cuốn sách Inbox Zero là Merlin Mann. Theo như bài viết của Oliver Burkeman trên The Guardian, Merlin Mann quyết tâm viết một cuốn sách về hệ thống sắp xếp email hợp lý. Hai năm sau khi đưa ra quyết định trên, anh bỏ dự án và viết một bài tự sự dài (hiện đã bị xóa) về việc anh đã toàn tâm toàn ý vào cuốn sách "làm cách nào để quản lý thời gian", nhưng chính mình lại không làm được điều đó. Anh bỏ lỡ những khoảnh khắc mà đáng lẽ đã phải dành cho con gái mình.
Vấn đề nằm ở chỗ ta luôn đuổi theo năng suất, vì thế mà từ chối việc nghỉ ngơi. Ta không ngủ "nướng" nữa, không tản bộ thư thái nữa, quên mất cảm giác ngồi đọc sách bên cửa sổ ra sao. Thậm chí ngay cả khi ta kiếm cho mình thời gian nghỉ dưỡng, ta vẫn luôn canh cánh trong lòng rằng "đáng lẽ mình đã có thể làm việc này việc khác rồi". Trải nghiệm nghỉ ngơi thoải mái bị tội lỗi của "không làm việc" kéo xuống mức thấp.
Và thay bằng nghỉ ngơi thực sự, ta tìm tới một cách "nghỉ ngơi" khác đơn giản hơn: ngồi trước máy tính, kéo chuột xuyên qua Facebook, Reddit, YouTube để tìm cái gì hay ho xem giải trí. Chẳng thứ nào thực sự mang lại hạnh phúc hay năng suất cả, dù rằng khi đang ngồi bên máy tính, ta có thể sẵn sàng phản hồi bất kì "lệnh triệu tập công việc" nào.
"Người ta luôn có ý nghĩ rằng mình phải sẵn sàng với công việc, sẽ làm việc mọi lúc có thể", Michael Guttridge, nhà tâm lý học nghiên cứu hành vi con người trong công việc nhận định. "Rất khó có thể vượt qua suy nghĩ này để mà dạo bộ ra công viên chơi".
Mặt hại của việc này là quá dễ nhận thấy: ta ngồi quanh cái máy tính, tập trung vào thứ gì đó khác như đọc mạng xã hội chẳng hạn. Ta tự huyễn hoặc và cũng rất nhiều người nhầm tưởng rằng mình đang "đa nhiệm" nhưng thực ra, ta đang phí thời gian, đáng lẽ phải làm việc khác hiệu quả hơn.
Theo lời Guttridge, ta đang bỏ qua những lợi ích về cả mặt thể chất và tâm hồn khi không còn lo lắng cho bản thân nữa. "Người ta ngồi trên bàn làm việc và đặt đồ ăn về qua màn hình máy tính – thật đáng ghê sợ. Họ nên đứng dậy, tiến ra hàng cà phê để thoát khỏi công việc".
Mà cũng có phải ta cần phải làm việc nhiều đến thế đâu? Alex Soojung-Kim Pan, tác giả cuốn HÃY NGHỈ NGƠI: Tại sao bạn hoàn thành nhiều thứ hơn khi làm việc ít đi, đã có những luận cứ rất chắc chắn. Những cá nhân với trí tuệ sáng ngời như Charles Dickens, Gabriel García Márquez và Charles Darwin có một lịch trình làm việc đầy thư thái, chỉ dài khoảng 5 tiếng một ngày.
Sự thật: chúng ta giãn công việc ra cho vừa số giờ làm việc một ngày và đa số chúng ta có thể ngồi văn phòng ít hơn thường ngày nhưng vẫn làm phần việc bằng với năng suất mọi khi.
Đôi khi những hành động mang đầy tính giải trí như xem phim, chạy bộ cũng bị cảm giác trách nhiệm đè nặng xuống. Guttridge đã từng thấy những vị CEO tua nhanh phim để xem, nhằm xem cho xong. Họ đã làm được phần việc hiểu nội dung phim, nhưng bỏ mất hoàn toàn cái trải nghiệm đắm mình vào bộ phim.
"Lãng phí thời gian là để bạn tự ‘sạc lại pin’ bản thân, gỡ bỏ những khúc mắc", Guttridge nói. Tiêu hoang thời gian một cách đầy tự hào sẽ khiến bạn thành một cá nhân năng suất hơn, bên cạnh đó lại tự khiến bản thân thỏa mãn, thoải mái để làm việc.
Thậm chí, những việc thường được cho là vô bổ như ngồi hàng giờ trước TV, ngồi chơi game nhiều tiếng đồng hồ sau những giờ phút căng thẳng cũng vẫn là một trải nghiệm tiêu tốn thời gian hợp lý, miễn là bạn hứng thú với điều đó.
Cuối ngày, ai trong chúng ta cũng sẽ có cảm giác muốn lướt qua vài trang giấy để đọc một cái gì đấy hay ho, hay mở cửa bước ra thưởng chút không khí đêm, hay chỉ đơn giản là ngồi lì một chỗ ngắm trần nhà trong thoải mái. Bạn nên đón nhận những giây phút ấy, nhìn nhận nó với một cái tên khác: bạn đang sử dụng thời gian một cách hiệu quả.
Tham khảo Quarzt
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng