Nghĩa Địa Tuyết - Nơi yên nghỉ của hàng chục máy bay và tàu ngầm từ thời Chiến Tranh Lạnh

    Dink,  

    Những "cổ vật" từ thời Chiến Tranh Lạnh nhắc nhở cho chúng ta nhớ tới một quá khứ sóng gió giữa các cường quốc và Thế giới đã gần bờ vực của Thế Chiến Thứ 3 như thế nào.

    Vào đầu những năm 1970. Liên Bang Xô Viết tạo ra một chiếc máy bay có khả năng đáp được trên mặt nước với mục đích tìm kiếm tàu ngầm nguyên tử của Mỹ. Nhưng dự án xây dựng những chú vịt biển khổng lồ này bị điện Kremlin hủy bỏ sau khi một nguyên mẫu gặp tai nạn, hơn nữa người thiết kế Bartini Beriev cũng mất sớm khiến gây cản trở cho việc tiếp tục nghiên cứu chế tạo.

    Loại máy bay mang tên VVA-14 này chỉ bay được tổng cộng 107 chuyến, với thời lượng 103 giờ trên không đã chính thức được “nghỉ hưu”. Năm 1897, chiếc VVA-14 mang số hiệu 19172, chiếc cuối cùng của dòng tộc VVA chết yểu này được mang về Viện Bảo Tàng Hàng Không Trung Ương Nga, ngay ngoại ô Moscow.

     Máy bay VVA-14 mang số hiệu 19172 - Con cuối cùng còn sót lại trong đàn.

    Máy bay VVA-14 mang số hiệu 19172 - Con cuối cùng còn sót lại trong đàn.

    Chiếc máy bay đó chỉ là một trong 33 “cổ vật” tồn tại từ thời kỳ Xô Viết, được nhiếp ảnh gia Danila Tkachenko chụp trong một dự án ghi lại hình ảnh của những tàn tích từ thời kì chiến tranh mang tên Những Vùng Cấm. Rất nhiều người coi đó là một đài kỉ niệm thời kì Chiến Tranh Lạnh, nhắc nhở cho chúng ta nhớ rằng Thế giới của chúng ta đã từng tiến sát tới bờ bị hủy diệt như thế nào.

     Nhiếp ảnh gia Danila Tkachenko, sinh năm 1989.

    Nhiếp ảnh gia Danila Tkachenko, sinh năm 1989.

    Chùm ảnh này mang tên gọi của những “thành phố bí mật”, nơi mà Chính phủ Liên Xô đã dựng lên để nghiên cứu những vấn đề quân sự tối mật. Việc thăm viếng những địa điểm này cần sự cho phép từ những cơ quan cao nhất trong chính phủ. Rất nhiều “thành phố bí mật” ấy vẫn tồn tại cho tới ngày nay, nhưng chỉ là những tàn tích còn sót lại.

    Bà của nhiếp ảnh gia Tkachenko sống tại Ozyorsk, một ngôi làng được xây dựng gần nhà một nhà máy plutonium. Một phần nhà máy đã phát nổ vào năm 1957, xóa sổ hoàn toàn khu vực xung quah. Tkachenko đi thăm người bà của anh vào hồi năm 2012, và anh bắt đầu suy nghĩ về những căng thẳng diễn ra giữa những hứa hẹn mà công nghệ tiên tiến mang lại cho ta và sự tàn phá mà chúng thường đem lại. “Đó chính là nguồn cảm hứng cho tôi khi chụp toàn bộ những bức ảnh này”, anh Tkachenko nói.

    Để thực hiện dự án này anh đã phải làm việc trong suốt 3 mùa đông, đi hơn 24.000 km qua 3 nước Liên Bang Nga, Kazakhstan và Bularia. Sau khi tìm được địa điểm, anh đã phải chờ cho đến khi xuất hiện sương mù hoặc tuyết để chụp được những thước ảnh như mong muốn. Khi chụp ảnh, Tkachenko sử dụng kĩ thuật khép khẩu và phơi sáng để tạo cho ảnh một cảm giác mộng mị. Hơn nữa, việc chụp ảnh trên nền tuyết trắng phủ cũng tạo thêm một cảm giác khác lạ, khiến cho người xem cảm thấy đây là một thế giới khác vậy.

    “Tôi muốn chỉ cho mọi người thấy một mặt khác của cuộc đua công nghệ. Nó sẽ không chỉ dẫn ta tới một tương lai tốt đẹp hơn, mà còn có thể là một sự thất bại hay mang lại sự tàn phá hủy diệt”, Tkachenko nói.

    Bộ ảnh Những Vùng Cấm sẽ được trưng bày tại Phòng Tranh Kehrer tại Đức từ mùng 4 tháng 6 tới.

    Theo Wired

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày