Nghiên cứu chỉ ra tới 45% kết nối Wifi đều thất bại và các nhà khoa học đã tìm ra cách giải quyết việc đó
Kết quả này có được nhờ vào việc khai thác dữ liệu trong 400 triệu phiên kết nối Wifi khác nhau.
Wifi đang là một trong những nhà giải phóng vĩ đại của thế kỷ 21. Khả năng kết nối không dây với internet từ hàng loạt địa điểm xung quanh đang là công nghệ cho phép các hoạt động công việc diễn ra linh hoạt hơn. Trên thực tế, Wifi có thể biến một quán café thành một nơi làm việc đầy năng suất.
Nhưng bất cứ ai thường xuyên sử dụng Wifi đều biết đến một vấn đề khó chịu của nó: đôi khi nó mất một thời gian dài để kết nối và đôi khi lại không thể kết nối được. Điều khủng khiếp hơn cả là tất cả những điều đó thường xuyên xảy ra mà không ai biết lý do.
Và điều đó gợi ra một câu hỏi quan trọng: tại sao? Công nghệ kết nối mạng không dây hiện đại này hoạt động như thế nào và điều gì làm những kết nối giữa các thiết bị với chúng thường xuyên bị lỗi như vậy?
Ngày nay, chúng ta có được câu trả lời nhờ vào công trình nghiên cứu của Changhua Pei tại Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc và một vài đồng nghiệp của anh, những người đã đo lường thời gian dành cho 400 triệu phiên kết nối khác nhau với Wifi. Và họ sử dụng những dữ liệu này để tìm hiểu xem lỗi nào thường xảy ra và làm thế nào để tránh gặp phải nó.
Changhau và đồng nghiệp thu thập dữ liệu của họ dựa trên một ứng dụng Android có tên Wifi Manager, giúp ghi lại các giai đoạn khác nhau liên quan đến quá trình kết nối với một điểm truy cập Wifi và thời gian cần để kết nối.
Mọi kết nối Wifi đều có nhiều bước khác nhau. Ở bước đầu tiên, thiết bị di động quét sóng để tìm những điểm truy cập Wifi hiện có. Khi điểm truy cập được lựa chọn, hai thiết bị sẽ trao đổi các gói dữ liệu. Sau đó là một bước xác thực, thường yêu cầu mật khẩu truy cập. Bước cuối cùng được gọi là DHCP (giao thức cấu hình máy chủ động), một giai đoạn nhằm cấp cho thiết bị một địa chỉ IP.
(Lưu ý rằng khi một kết nối được thiết lập, người dùng có thể sẽ được đưa qua một trang truy cập với mật khẩu khác – tuy nhiên bước đó không được đề cập trong cách tính này).
Câu hỏi mà Changhau và đồng nghiệp cố gắng giải đáp là, quá trình kết nối này thường mất bao lâu. Và câu trả lời vẫn là sự quen thuộc đáng buồn đối với người dùng Wifi. Các nhà nghiên cứu cho rằng thời gian lỗi khi kết nối Wifi cao đến mức đáng ngạc nhiên, 45% thời gian. Còn thời gian cho việc kết nối cũng rất biến động, với 15% số phiên kết nối mất đến hơn 5 giây.
Vậy điều gì gây ra các lỗi này? Changhau và đồng nghiệp sử dụng một thuật toán khai thác dữ liệu để tìm ra những loại yếu tố nào có liên quan đến lỗi kết nối và thời gian kết nối dài.
Kết quả khai thác dữ liệu cho thấy hàng loạt yếu tố tác động đáng kể đến thời gian kết nối và việc kết nối thành công. Có lẽ yếu tố quan trọng nhất là liệu điểm kết nối Wifi đó là điểm kết nối công cộng hay riêng tư – các mạng kết nối riêng tư có thời gian kết nối nhanh hơn và có tỷ lệ kết nối thành công cao hơn đáng kể.
Phiên bản hệ điều hành của thiết bị di động là một yếu tố khác. Nhóm nghiên cứu cho biết các thiết bị giống hệt nhau nhưng chạy hệ điều hành khác nhau sẽ tạo ra những khác biệt đáng kể về thời gian kết nối và họ chỉ ra người chiến thắng là phiên bản Android được tùy biến cao có tên gọi FlyMe. Ngoài ra, chipset trong cả thiết bị di động và điểm truy cập cũng có thể tác động đáng kể đến thời gian kết nối, với những con chip chậm hơn sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Giao diện hệ điều hành FlyMe.
Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm chậm các kết nối, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một thuật toán giúp tránh các yếu tố rõ ràng nhất gây tác động xấu và vì vậy sẽ làm tăng tốc quá trình kết nối.
Ví dụ thuật toán này đánh giá xem liệu các điểm truy cập đó là công cộng hay riêng tư. Sau đó, nó sẽ bỏ qua các điểm kết nối công cộng và chọn những mạng riêng tư với tín hiệu mạnh nhất.
Theo Changhau và đồng nghiệp, cách tiếp cận này cải thiện đáng kể các kết nối Wifi. Thuật toán giảm tỷ lệ lỗi kết nối xuống chỉ còn 3,6% và giảm thời gian kết nối xuống chỉ còn 1/10 so với trước. Kết quả ấn tượng này chắc chắn sẽ được đánh giá cao bởi những người đang chọn quán café là nơi làm việc trên toàn thế giới.
Theo Technology Review
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng