Tính đến thời điểm hiện tại, NASA đã ước tính số lượng rác vũ trụ có kích thước lớn hơn 1cm đang được họ theo dõi rơi vào khoảng 500.000 vật thể đang tồn tại di chuyển theo quỹ đạo riêng xung quanh Trái Đất.
Những chuyên gia tại Viện Khoa học Hàn lâm Liên bang Nga cho rằng số lượng rác vũ trụ khổng lồ đang bay quanh Trái Đất rất có thể vô tình trở thành nguyên nhân của các cuộc xung đột vũ trang trong tương lai. Cụ thể, những nhà khoa học này nói rằng với mật độ rác vụ trụ quay quanh quỹ đạo địa tĩnh của Trái Đất đang tăng lên theo thời gian thì tần suất chúng rơi ngược trở về mặt đất cũng tăng theo, nếu rơi vào những vùng có tính chất nhạy cảm về mặt chính trị thì rất có thể sẽ gây ra xung đột vũ trang.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu này cũng nói rằng những mảnh rác vũ trụ không nhất thiết phải quá lớn để có thể gây thiệt hại mặt vật chất cụ thể. Nó chỉ cần có kích thước đủ để nhiều ngườn nhìn thấy nó giống như một quả cầu lửa, hay một quả tên lửa đang lao xuống một khu vực nào đó với tốc độ cao là cũng có thể gây ra tâm lý bất ổn đối với bất kỳ ai sống ở đó. Thậm chí, nếu kích thước của rác vũ trụ đủ lớn để gây thiệt hại về tài sản hoặc con người thì cũng phải mất một thời gian mới có thể xác định nguyên nhân của vụ va chạm vì nếu trường hợp này xảy ra thifmanhr rác này có thể bị phả hủy thành nhiều mảnh nhỏ và đôi khi nó sẽ giống như mảnh pháo hoặc vỏ bom - đây là điều rất khó để phân biệt rõ ràng.
Vậy rác vũ trụ là gì? Kể từ khi vệ tinh Sputnik-1 được phóng vào vũ trụ ngày 4/10/1957, con người đã tạo ra một "bãi rác" bên trên khu vực khoảng không vũ trụ bao quanh Trái đất. Rác vũ trụ cơ bản là những bộ phận vệ tinh nhân tạo cũ, các tàu vũ trụ không còn hoạt động hay mảnh tách rời từ vụ va chạm vệ tinh nhân tạo. Tính đến thời điểm hiện tại, NASA đã ước tính số lượng rác vũ trụ có kích thước lớn hơn 1cm đang được họ theo dõi rơi vào khoảng 500.000 vật thể đang tồn tại di chuyển theo quỹ đạo riêng xung quanh Trái Đất. Chúng đang di chuyển với vận tốc lến tới 28.160 km/h quanh hành tinh của chúng ta. Trong đó hơn 20.000 mảnh rác có kích thước lớn hơn một quả bóng tennis và hàng triệu mảnh rác có kích thước nhỏ khó bị phát hiện, theo dõi. Đó có thể là những mảnh tàu thám hiểm, vệ tinh không còn hoạt động, mảnh vỡ từ các vụ nổ hay thậm chí những miếng kim loại nhỏ, lớp sơn bong ra từ thân tàu… vẫn đang quay quanh quỹ đạo của Trái Đất hàng ngày, hàng giờ.
Bên cạnh những nguy cơ được cảnh báo từ phía các nhà khoa học Nga, NASA cũng thừa nhận rằng những vật thể không thể xác định và theo dõi được còn có khả năng trở thành nguy cơ gây tai nạn khôn lường đối với các vụ phóng tàu vũ trụ. Đây là điều cũng được nhắc đến trong nghiên cứu của phía Nga khi họ chỉ ra rất nhiều thất bịa trong việc phóng tàu vũ trụ hoặc vệ tinh lên quỹ đạo bị thất bại một cách khó hiểu.
Tham khảo ScienceAlert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng